Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị
Tại đầu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế, chủ trì Hội nghị có đồng chí Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; tham dự có Lãnh đạo Liên minh hợp tác xã tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; 04 HTX lâm nghiệp bền vững đại diện cho 25 HTX lâm nghiệp bền vững của tỉnh có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng.
Đ/c Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở NN và PTNT chủ trì hội nghị tại đầu cầu tỉnh TT Huế
Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 - 2025 được thực hiện trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang).
Mục tiêu chung của Đề án là hình thành 5 vùng sản xuất nguyên liệu sản phẩm nông, lâm nghiệp quy mô hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên cơ sở liên kết bền vững giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.
Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng cũng liên quan tới việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Đề án có mục tiêu tổng quát là: Củng cố kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam, đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản.
Về nội dung của các Đề án triển khai tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:
1. Phát triển, củng cố, nâng cao năng lực cho HTX và thành viên HTX trong các vùng nguyên liệu.
- Hỗ trợ các HTX đi vào hoạt động và thành lập mới đủ 40 HTX và 1-2 liên hiệp HTX/ 7 huyện, thị xã và TP Huế trong giai đoạn 2021-2025.
- Mở rông diện tích gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững (FSC, PEFC, VFCS,…) 9.900 ha
- Phát triển cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm cho các HTX và doanh nghiệp tiêu thụ, bao gồm: Thừa Thiên Huế 13 km trên 6 xã, 4 bài tập kết gỗ với 4 HTX
- Áp dụng phần mềm quản lý sản xuất vùng nguyên liệu gỗ có chứng chỉ
- Thí điểm thực hiện chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất cho HTX, thành viên HTX; chính sách bảo hiểm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP.
- Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho HĐQT, Ban giám đóc các HTX lâm nghiệp
- Thực hiện Bảo hiểm nông nghiệp vùng nguyên liệu: Bảo hiểm thiệt hại thực tế/héc ta cho các rủi ro được liệt kê bao gồm giông bão, lũ lụt, sương giá, chảy nổ, sét đánh. Nên áp dụng cho độ tuổi các cây chưa trưởng thành bao gồm cây ăn quả và cây lấy gỗ; ii) Bảo hiểm theo chỉ số thời tiết; iii) Bảo hiểm theo chỉ số năng suất, sản lượng.
2. Khuyến nông và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ
- Thành lập tổ Khuyến nông cộng đồng
- Xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây Keo lai mô và Keo tai tượng “tỉa thưa và thâm canh rừng trồng có chứng chỉ” trên địa bàn tỉnh;
- Hỗ trợ giống keo lai nuôi cấy mô đạt tiêu chuẩn theo quy định cho các HTX tham gia đề án với quy mô 20.000 cây/vườn ươm;
3. Các Doanh nghiệp (Công ty TNHH Scansia Pacific, Công ty Hoàng Nga, Công ty Minh An cam kết thu mua nguồn nguyên liệu rừng trồng có chứng chỉ với các HTX), các HTX cam kết vốn đối ứng để thực hiện đề án.
Để triển khai đề án đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế,, thời gian đến cần tăng cường thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp như:
- Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho các đối tượng liên quan thông qua tuyên truyền, phổ biến về đường lối, pháp luật và chính sách, hướng dẫn, hỗ trợ thực thi.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức quản lý, nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ hợp tác xã một cách thiết thực, hiệu quả.
- Xây dựng mô hình thí điểm và phát triển hợp tác xã kiểu mới gắn sản xuất và chế biến tại chổ, giảm chi phí, nâng cao giá trị nông lâm sản góp phần phát triển kinh tế của mối địa phương xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu chọn, tạo và phát triển giống cây trồng lâm nghiệp ưu thế, phù hợp; xây dựng mô hình tỉa thưa và thâm canh rừng; phát triển trồng rừng gỗ lớn trên diện rộng, xen kẽ trồng cây bản địa.
- Phát triển cơ giới hóa sản xuất (khâu xử lý thực bì, đào hố, vận chuyển giống, phân bón, chặt hạ, bốc xếp) và chế biến gỗ do các hợp tác xã lâm nghiệp làm chủ.
- Thúc đẩy thực hiện quản lý rừng bền vững để tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC, PEFC,VFCS,...
- Tổ chức và thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, chế biến, thương mại lâm sản; xây dựng mô hình liên kết chẽ giữa HTX, hộ thành viên và Doanh nghiệp chế biến sâu xuất khẩu.
- Xúc tiến thương mại, tạo thị trường thương mại lâm sản ổn định, đa dạng và bền vững.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý.
- Phát triển hình thức tổ chức Liên hiệp hợp tác lâm nghiệp bền vững toàn tỉnh.
- Về cho thuê đất, giao rừng, khoán bảo vệ phát triển rừng.
- Thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trồng rừng hộ gia đình và phát triển hợp tác xã.
- Nghiên cứu xây dựng thí điểm Quỹ tín dụng nhân dân gắn với hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững.
Việc triển khai các đề án xây dựng vùng nguyên liệu và khuyến nông cộng đồng sẽ giải quyết được các điểm “vênh” của chuỗi cung - cầu. Đồng thời, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông vào thay đổi tư duy cách làm của người nông dân theo hướng thích nghi với xu hướng và nhu cầu người tiêu dùng./.
Văn phòng Sở