Ngày An toàn thực phẩm thế giới được xem như một cách quan trọng để:
- Nâng cao nhận thức về những vấn đề An toàn thực phẩm cho mọi người;
- Chỉ ra cách phòng ngừa bệnh tật thông qua An toàn thực phẩm;
- Thảo luận các phương pháp tiếp cận hiệu quả để cải thiện An toàn thực phẩm giữa các ngành;
- Đưa ra những giải pháp và cách thức tăng cường An toàn thực phẩm.
An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được xã hội rất quan tâm và được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi.
An toàn thực phẩm đóng một vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo thực phẩm luôn “sạch” trong mọi khâu trong dây chuyền sản xuất, từ chăn nuôi, trồng trọt, khai thác đến sơ chế, chế biến, bảo quản và phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khỏe… với con số lên đến 600 triệu ca bệnh liên quan đến thực phẩm mỗi năm, điều này càng gây áp lực nặng nề tới những người vốn có sức khoẻ kém và những hộ nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em… Ước tính khoảng 420.000 người tử vong mỗi năm khi tiêu thụ phải thực phẩm ô nhiễm và những đứa trẻ dưới 5 tuổi thường phải chịu hơn 40% tác động của bệnh với số trẻ em tử vong lên đến 125.000 hàng năm.
Do đó, ngày An toàn thực phẩm thế giới 7/6 này mang một ý nghĩa quan trọng nhằm kêu gọi sự hưởng ứng của mọi người, khuyến khích hành động duy trì an toàn thực phẩm không chỉ trong quá trình sơ chế, chế biến và phân phối của nhà sản xuất mà còn thúc đẩy người dân nuôi dưỡng những thói quen, kiến thức đảm bảo an toàn trong quá trình tiêu thụ thực phẩm, phòng ngừa, lên án những hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Một số thông tin tham khảo từ nguồn uci.vn