Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.508.800
Truy câp hiện tại 1.765
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 25/3-31/3/2015
Ngày cập nhật 02/04/2015

 

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

(Từ ngày 25/3/2015 đến ngày 31/3/2015)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết: Nhiệt độ: TB: 26,05 0C; Cao nhất: 37,10C; Thấp nhất: 22,70C.

                   Độ ẩm: TB: 84,82%; Thấp nhất: 46 %.

                   Lượng mưa: 170,4 mm; Ngày mưa: 04ngày.

          Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên nền nhiệt độ trong tuần qua có giảm nhẹ, mưa lớn gây ngập úng cục bộ 325ha tại Quảng Điền, Phú Lộc, Hương Thủy, Phong Điền.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

- Diện tích: 27.825 ha (gieo sạ: 26.521 ha, cấy: 1.304 ha). Diện tích làm đòng 26.830 ha. Diện tích trổ 995 ha.

- Diện tích lúa Xuân Hè đã sạ 300 ha (Vinh Thái, Vinh Hà-Phú Vang).

          - Diệt chuột: 89.170 đuôi, thuốc đã sử dụng 515,7 kg (Racumin).

b) Cây trồng khác

           Cây trồng                            GĐST                          Diện tích (ha)

               - Rau                        Trồng mới                                871

                                             Phát triển thân lá                     1.040

                                                Thu hoạch                                356,5

               - Cây lạc                   Phân cành                                300

                                             Ra hoa – đâm tia                            1.500

                                             Phát triển quả                          1.432

               - Cây ngô                 Trồng mới                                  55

                                             3 lá- phân hóa hoa                      125

                                             Phân hóa hoa-trổ cờ                   752,5

                                             Phát triển quả                             158

                                                Thu hoạch                                435,5

               - Khoai lang              Trồng mới                                 66

                                              Phát triển thân lá                     1.162,5

                                              Phát triển củ                               514,3

               - Cây sắn                   Phát triển thân cành               6.513

               - Cây ăn quả              Ra hoa đậu quả                      3.459                                            

               - Cây cà phê              Ra hoa                                      751,2

               - Cây cao su

                + (Kinh doanh)         Ra lộc non                               447,7  

                                              Ổn định tầng lá                        4.986,3

                + KTCB                   Ổn định tầng lá                      4.273,1   

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 25/3/2015 – 31/3/2015)

1. Cây lúa

          - Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 150ha chủ yếu tại A Roàng, Hương Lâm,.. A Lưới (giảm 127 ha so với kỳ trước; tăng 80,5 so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10%.

          - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3435ha (tăng 1430 ha so với kỳ trước: Phú Vang: 610ha, Hương Trà: 400ha, Phú Lộc: 415ha, Nam Đông: 5ha; giảm 325 ha so với cùng kỳ năm trước); trong đó diện tích nhiễm trung bình 370 ha tỷ lệ bệnh 20-40% (Hương Phong, Hương Toàn-Hương Trà; Thủy Thanh, Thủy Phù 1- Hương Thủy, các HTX tại Phú Vang, Phú Lộc; An Đông, Tây An, Hương Long - Huế). Diện tích phòng trừ trong tuần 1430ha

          - Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 250ha (tăng 200 ha so với kỳ trước chủ yếu tại Phú Xuân, Phú Diên, Vinh Thanh-Phú Vang; tăng 75 ha so với cùng kỳ năm trước); trong đó diện tích nhiễm trung bình 20ha, tỷ lệ bệnh 20-40%; diện tích nhiễm nặng 20ha, tỷ lệ bệnh >40%.

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 76 ha (tăng 46 ha so với kỳ trước, giảm 424 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 10-20 con/m2, sâu giai đoạn nhộng- trưởng thành, một số vùng sâu đã và đang nở (Tây An, Thống Nhất-Huế; rải rác các HTX ở Hương Thủy, Hương Trà,…).           

          - Rầy các loại: Diện tích nhiễm 33 ha (tăng 33ha so với kỳ trước: Hương Trà: 5ha, Phú Vang: 23ha, Quảng Điền: 5ha; giảm 133,2 ha so với cũng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 3ha, mật độ 1.500-3.000 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 1,2-trưởng thành, mật độ ở trứng 0,5-1 ổ/dảnh.

          - Chuột: Diện tích nhiễm 517 ha (giảm 9ha so với kỳ trước, tăng 373 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 30ha, tỷ lệ gây hại 5- 10% (Thủy Vân, Thủy Phù, Thủy Thanh-Hương Thủy; Đông Toàn, Tây Toàn, Hương Vinh, La Chữ, Đông Xuân, Hương An-Hương Trà; Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Đa, Phú Dương, Phú Mậu-Phú Vang; Phong An, Phong Hiền-Phong Điền, Lộc Trì-Phú Lộc).

          - Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Bệnh sọc vi khuẩn, thối thân, thối bẹ lá đòng, nhện gié ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi để có biện pháp quản lý. Bệnh phỏng lá, Bọ trĩ gây hại trên trá lúa Xuân Hè (Vinh Thái, Vinh Hà-Phú Vang).

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su:

- Bệnh héo đen đầu lá: Diện tích nhiễm 40 (không tăng so với kỳ trước, giảm 20 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10% (A Roàng, A Đớt-A Lưới; Phong Sơn, Phong Mỹ-Phong Điền).

- Bệnh nứt vỏ xì mủ:  Diện tích nhiễm bệnh 65 ha (không tăng so với kỳ trước; giảm 365 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó trung bình: 15ha tỷ lệ bệnh 10% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Lộc Bổn-Phú Lộc; Hồng Hạ, A Roàng, A Đớt, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo:  Diện tích nhiễm bệnh 35ha (giảm 2ha so với kỳ trước, giảm 100 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm trung bình 10ha tỷ lệ bệnh 10-20%; nặng 5 ha tỷ lệ bệnh 30% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông).

b) Cây bưởi Thanh trà:

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 228 ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 37 ha so với cùng năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 189 ha tỷ lệ bệnh 5-10%; trung bình: 33ha; nặng: 6ha tỷ lệ bệnh 20-30% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; các xã thuộc huyện Nam Đông).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu đục thân, đục cành, sâu vẻ bùa, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây keo:

- Bệnh phấn trắng: Diện tích nhiễm 185ha (không tăng so với kỳ trước, tăng 185 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 150 ha tỷ lệ bệnh 10-20%;  trung bình: 35ha tỷ lệ bệnh 25-50% (Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ - Nam Đông, …).

- Các đối tượng sinh vật khác gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

d) Cây lạc:

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 100ha (tăng 100 ha so với kỳ trước, giảm 200ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 2,5-5% (Hương Văn, Hương Vân, Hương An-Hương Trà).

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 100ha (tăng 100 ha so với kỳ trước, giảm 300ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ sâu 10-15 con/m2 (các HTX tại Hương Trà). 

- Các đối tượng gây hại khác như:  Bệnh đốm lá, ...gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

Bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt phát sinh gây hại trên diện tích lúa đang trổ.

Bệnh khô vằn, rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, chuột tiếp tục phát triển tích lũy gia tăng mật độ, tỷ lệ hại trên đồng ruộng, có khả năng hại nặng cục bộ trên lúa đòng-trổ nếu không tích cực kiểm tra, giám sát đồng ruộng và chủ động phòng trừ.       

Các đối tượng khác: nhện gié, bệnh thối thân-thối bẹ,… tiếp tục phát sinh phát triển.

2. Cây trồng khác

- Bệnh héo đen đầu lá, bệnh phấn trắng, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả.

- Bệnh phấn trắng trên cây keo tiếp tục phát triển gây hại.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

- Chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông kết hợp bệnh lem lép hạt khi lúa trổ vè thưa (trổ 3-5%) và phun lại ngay khi lúa trổ xong.

- Phun trừ bệnh khô vằn trên diện tích đang nhiễm bệnh chưa được phun trừ hoặc đã phun nhưng phun không kỹ, không đúng kỹ thuật bệnh vẫn tiếp tục phát triển .

- Tăng cường kiểm tra phát hiện sớm các ổ rầy để hướng dẫn nông dân phun trừ kịp thời trên diện hẹp đồng thời điều tiết nước hợp lý (không để ruộng khô nước), đặc biệt ở các chân ruộng đã xuất hiện rầy mật độ cao (Phú Mỹ, Phú Mậu, Phú Lương-Phú Vang, Hương Phong, Hương Văn, Hương Vinh-Hương Trà,... )

(Chú ý: không được sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Acetamiprit để phun trừ rầy giai đoạn lúa trỗ trở về sau)

- Kiểm tra và chỉ đạo phun trừ sâu cuốn lá nhỏ đang nở ở những nơi có mật độ cao >20con/m2

- Tiếp tục diệt chuột bằng biện pháp thủ công và thuốc sinh học để hạn chế mật độ trên đồng ruộng.

- Tăng cường công tác điều tra dự tính dự báo giám sát đồng ruộng, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại khác ( rầy nâu, nhện gié,….) để có biện pháp quản lý và phòng trừ có hiệu quả.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân đúng quy trình để cây sớm ổn định tầng lá; vệ sinh mặt cạo, xử lý bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ và khai thác mủ khi tầng lá ổn định. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá (trên cao su trồng mới và trồng dặm 2014), bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, … hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

b) Cây bưởi Thanh trà: Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, bón phân, quản lý các đối tượng sinh vật gây hại. Thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên các vườn cây đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ để hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.

c) Cây sắn: Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để xử lý kịp thời theo qui trình nhằm hạn chế lây lan.

d) Cây lạc: Chỉ đạo phun trừ bệnh héo rũ để hạn chế bệnh lây lan. Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.

e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, nhất là trên các vườn ươm để hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.

                                                                                                                                                                                                  Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày