Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.508.800
Truy câp hiện tại 2.364
Thông báo tình hình sinh vật hại cây trông từ ngày 08/4-14/4/2015
Ngày cập nhật 15/04/2015

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

(Từ ngày 08/4/2015 đến ngày 14/4/2015)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết: Nhiệt độ: TB: 23,90C; Cao nhất: 33,50C; Thấp nhất: 17,20C.

                   Độ ẩm: TB: 86,1%; Thấp nhất: 51%.

                   Lượng mưa: 49mm; Ngày mưa:  03ngày.

          Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên đã gây mưa và rét trong 03 ngày (từ ngày 11/4/2015 đến ngày 13/4/2015) ảnh hưởng đến khả năng phơi màu trên một diện tích lúa đang trổ và ảnh hưởng kết quả phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

- Diện tích: 27.825 ha (gieo sạ: 26.521 ha, cấy: 1.304 ha). Diện tích trổ 24.447,5ha (Diện tích ngậm sữa: 19.447,5 ha; Diện tích chắc xanh: 5.000 ha), diện tích chưa trổ còn lại chủ yếu ở Lộc Thủy, Lộc Tiến-Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.

          - Diện tích lúa bị lép do ảnh hưởng ngập úng ngày 27-28/3/2015: 1.531,5ha, trong đó 807,5ha tỷ lệ lép 10-30% (Tiến Lực: 80ha, Đại Thành: 50ha, Đông Hưng: 10ha, Đông Sơn: 5ha, Bắc Sơn: 12ha, Lộc Trì: 20ha, Lộc Thủy: 30ha-Phú Lộc; Thủy Phù: 47,5ha-Hương Thủy; Quảng Điền: 528ha); 552 ha tỷ lệ lép 30-50% (An Nông II: 52ha-Phú Lộc, Quảng Điền: 500ha); 172ha tỷ lệ lép 70-100% (Song Thủy: 30ha, An Lộc: 10ha-Phú Lộc; Quảng Điền: 132 ha).

          - Diện tích đỗ ngã do mưa ngày 11-13/4/2015: 422ha (Thủy Tân, Thủy Lương, Thủy Châu-Hương Thủy: 132ha; Điền Hương, Điền Lộc-Phong Điền: 260ha;Huế: 30ha).

          - Diện tích lúa Xuân Hè đã sạ 944 ha (Vinh Thái, Vinh Hà-Phú Vang).

          - Diệt chuột: 89.170 đuôi, thuốc đã sử dụng 515,7 kg (Racumin).

b) Cây trồng khác

 

Cây trồng

      GĐST

Diện tích (ha)

 

 

Rau

 

 

Trồng mới

Phát triển thân lá

Thu hoạch

871,0

1.040,0

356,5

 

 

Cây lạc

 

Ra hoa – đâm tia

Phát triển quả

500,0

2.832,0

 

 

Cây ngô

 

Phân hóa hoa-trổ cờ

Phát triển quả

Thu hoạch

432,5

608,0

485,5

 

 

Khoai lang

 

Phát triển thân lá

Phát triển củ

1.028,5

714,3

 

 

Cây sắn

Phát triển thân cành

6.513,0

 

 

Cây ăn quả

Phát triển quả

3.459,0                                           

 

 

Cây cà phê

Ra hoa

751,2

 

 

Cây cao su

+ (Kinh doanh)

+ KTCB

 

Ổn định tầng lá

Ổn định tầng lá

 

5.434,0

4.273,1   

 

         

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua (từ 08/414/4/2015)

1. Cây lúa

          - Bệnh đạo ôn cổ bông: Gây hại rải rác, tỷ lệ thấp 1-3%, nơi cao 30-50%, chủ yếu trên nếp địa phương (gia tăng so với tuần trước 0,05ha tại Phú Thanh-Phú Vang; giảm 67,35ha so với cùng kỳ năm trước).

          - Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 450 ha (tăng 390 ha so với kỳ trước: Phú Vang: 200 ha; Phú Lộc: 190ha; tăng 100 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm nhẹ 400 ha tỷ lệ bệnh 5-10%; diện tích nhiễm nặng 50ha tỷ lệ 30% (Lộc Trì, Lộc Thủy, Bắc Hà-Phú Lộc). Diện tích phòng trừ trong tuần 10.532,5ha.

          - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 3.835 ha (giảm 560 ha so với kỳ trước; giảm 117ha so với cùng kỳ năm trước); trong đó diện tích nhiễm trung bình 445 ha tỷ lệ bệnh 20-40%, diện tích nhiễm nặng 50ha, tỷ lệ bệnh >40% (chủ yếu ở các chân ruộng sạ dày vùng thấp trũng, tù đọng nước). Diện tích phun trừ trong tuần 440ha.

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 140,5ha (giảm 484,5ha so với kỳ trước; tăng 140,5ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm nặng 0,5 ha, mật độ >40 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 2-4 (Thuận Hòa-Hương Phong-Hương Trà). Diện tích phòng trừ trong tuần 140,5ha.

          - Rầy các loại: Diện tích nhiễm 725ha (tăng 28ha so với kỳ trước tại Huế, Hương Thủy, Phong Điền; tăng 257,65 so với cũng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 122ha (Thủy Phù 1-Hương Thủy; Phú Mỹ, Phú Thanh, Phú Lương, Phú Đa, Phú Thanh-Phú Vang; Hương Phong, Hương Văn, Hương An-Hương Trà; Khu 1-Phú Lộc), mật độ 1.500-3.000 con/m2; diện tích nhiễm nặng 17ha mật độ >5.000 con/m2 (Phú Đa, Phú Hồ-Phú Vang; Hương Văn, Hươnng An-Hương Trà) rầy giai đoạn tuổi 2-4, rải rác trưởng thành, mật độ ổ trứng 1-3 ổ/dảnh. Diện tích phòng trừ trong tuần 725 ha.

          - Chuột: Diện tích nhiễm 522 ha (không tăng so với kỳ trước, tăng 381,5 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó diện tích nhiễm trung bình 30ha, tỷ lệ gây hại 5- 10% (Thủy Vân, Thủy Phù, Thủy Thanh-Hương Thủy; Đông Toàn, Tây Toàn, Hương Vinh, La Chữ, Đông Xuân, Hương An-Hương Trà; Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Đa, Phú Dương, Phú Mậu-Phú Vang; Phong An, Phong Hiền-Phong Điền, Lộc Trì-Phú Lộc).

          Các đối tượng khác như: bệnh sọc vi khuẩn, thối thân, thối bẹ lá đòng, nhện gié, bệnh đốm nâu, Bọ trĩ (vụ Xuân Hè) ... gây hại mật độ và tỷ lệ thấp, tiếp tục theo dõi để có biện pháp quản lý.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su:

- Bệnh héo đen đầu lá: Diện tích nhiễm 20ha (giảm 20 ha so với kỳ trước, giảm 40 ha so với cùng kỳ năm trước) tỷ lệ bệnh 5-10% (Phong Sơn, Phong Mỹ-Phong Điền).

- Bệnh nứt vỏ xì mủ:  Diện tích nhiễm bệnh 65 ha (không tăng so với kỳ trước; giảm 365 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó trung bình: 15ha tỷ lệ bệnh 10% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông; Lộc Bổn-Phú Lộc; Hồng Hạ, A Roàng, A Đớt, A Lưới).

- Bệnh loét sọc miệng cạo: Diện tích nhiễm bệnh 35ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 50 ha so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhiễm trung bình 10ha tỷ lệ bệnh 10-20%; nặng 5 ha tỷ lệ bệnh 30% (Thượng Long, Hương Phú, Hương Hữu, Thượng Lộ, Hương Hòa-Nam Đông).

b) Cây bưởi Thanh trà:

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm 220 ha (giảm 8ha so với kỳ trước: Nam Đông: 8ha, giảm 45 ha so với cùng năm trước), trong đó nhiễm nhẹ: 185 ha tỷ lệ bệnh 5-10%; trung bình: 33ha; nặng: 5ha tỷ lệ bệnh 20-30% (Thủy Biều-Huế; Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà; Phong Thu-Phong Điền; các xã thuộc huyện Nam Đông).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu đục thân, đục cành, sâu vẻ bùa, rệp sáp, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây lạc:

- Bệnh héo rũ: Diện tích nhiễm 100ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 250ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 2,5-5% (Hương Văn, Hương Vân, Hương An-Hương Trà).

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 200ha (không tăng so với kỳ trước, giảm 260ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ sâu 10->20 con/m2, sâu giai đoạn tuổi 3-5 (Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ-Hương Trà). 

          - Các đối tượng gây hại khác như:  Bệnh đốm lá, ...gây hại rải rác, tỷ lệ bệnh thấp.

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

Do ảnh hưởng của không khí lạnh suy yếu và áp thấp nóng phía tây nên đêm và sáng có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch tương đối lớn thuận lợi cho các đối tượng sinh vật gây hại, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt gây hại gia tăng, rầy các loại tiếp tục nở tích lũy mật độ trên đồng ruộng và có khả năng gây hại nặng cục bộ nếu không tích cực kiểm tra, giám sát đồng ruộng và chủ động phòng trừ. Các đối tượng khác tiếp tục phát sinh phát triển.

2. Cây trồng khác

- Bệnh héo đen đầu lá, bệnh phấn trắng, bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành trên cây ăn quả.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

   - Đối với bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt: Chỉ đạo phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông kết hợp bệnh lem lép hạt khi lúa trổ vè thưa (trổ 3-5%) và phun lại lần 2 sau khi lúa trổ xong (sau phun lần 1: 7 ngày). Theo dõi các diện tích lúa đang trổ đã chỉ đạo phun trừ nhằm đánh giá diễn biến của bệnh để tiếp tục chỉ đạo phun trừ, hạn chế bệnh phát triển lây lan ảnh hưởng đến năng suất lúa, nhất là sau các đợt mưa.

   - Đối với rầy các loại: Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo chính xác các đợt rầy nở, chỉ đạo phun trừ khi rầy mới nở tuổi 1-2 và trên diện hẹp nơi có mật độ rầy cao (mật độ rầy >1.500 con/m2); tránh phun thuốc tràn lan khi mật độ rầy đang còn thấp dễ dẫn tới bộc phát rầy. Trường hợp mật độ rầy cao, nhiều tuổi phát dục chỉ đạo phun kép hoặc trộn thuốc có tính xông hơi với đất bột vãi xuống và trên phun thuốc. Chú ý khi phun trừ rầy trong ruộng phải có nước, lượng nước thuốc phun phải đảm bảo từ 25-30 lít/500 m2 và hạ thấp vòi phun để tăng hiệu lực trừ rầy. Sau khi phun trừ 2-3 ngày cần kiểm tra đánh giá tình hình mật độ để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời.

- Tiếp tục các đối tượng gây hại khác: sâu cắn gié, chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít dài... để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ kịp thời. 

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân đúng quy trình để cây sớm ổn định tầng lá; vệ sinh mặt cạo, xử lý bệnh loét sọc miệng cạo, xì mủ và khai thác mủ khi tầng lá ổn định. Kiểm tra và chỉ đạo phòng trừ bệnh héo đen đầu lá, bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá Corynespora, … hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển.

b) Cây bưởi Thanh trà: Tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo và chỉ đạo các biện pháp chăm sóc, bón phân, quản lý các đối tượng sinh vật gây hại. Thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh chảy gôm trên các vườn cây đang nhiễm bệnh chưa được phòng trừ để hạn chế bệnh lây lan ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển.

c) Cây sắn: Tăng cường công tác kiểm tra nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để xử lý kịp thời theo qui trình nhằm hạn chế lây lan.

d) Cây lạc: Chỉ đạo phun trừ bệnh héo rũ để hạn chế bệnh lây lan. Tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp.

e) Cây lâm nghiệp: Tăng cường kiểm tra, phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại trên rừng phòng hộ, vườn cảnh quan để có biện pháp quản lý, phòng trừ kịp thời, nhất là trên các vườn ươm để hạn chế sinh vật gây hại phát tán lây lan trên diện rộng.

                                                                                                                                               Chi cục Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày