Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 5.395.449
Truy câp hiện tại 5.397
Quản lý phòng ngừa dịch bệnh nuôi tôm sú tại Thừa Thiên Huế.
Ngày cập nhật 11/06/2015

Trong thời gian qua, thời tiết đã có biến động khá đột ngột, nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao (chênh lệch từ 7-10 oC), ngoài ra độ mặn năm nay thấp nhất trong các năm qua (độ mặn trong đầm phá giao động từ 0-16 %o, ở các vùng nuôi từ 3-10%o), vì vậy tôm cá nuôi nước lợ mặn chậm lớn, chết rãi rác ở các địa phương.

Qua kiểm tra và quan trắc môi trường một số vùng nuôi cho thấy nhiệt độ trong ao nuôi và ngoài đầm phá một số địa phương cao (buổi sáng lúc 8h: 32oC; lúc 10h: 35oC); độ mặn ở các vùng nuôi và trong đầm phá thấp (0-10%o); nồng độ NH3 khá cao (0,3 mg/lít); môi trường thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh phát triển và các loại khí độc như NH3, H2S phát sinh trong ao.

Dự báo trong thời gian đến nắng nóng tiếp tục xảy ra, vì vậy để chủ động trong công tác nuôi trồng thủy sản có hiệu quả, phòng ngừa dịch bệnh, bà con ngư dân thực hiện biện pháp sau:

 1. Đối với ao chưa có hiện tượng tôm chết:

Thường xuyên theo dõi và quản lý các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm thích hợp và ổn định như pH: 7,5-8,3 (đo 2 lần/ngày, mức độ chênh lệch giữa sáng và chiều không quá 0,3); nước xanh tươi màu lá cây (độ trong 35-45cm); nồng độ NH3 < 0,1mg/lít, H2S < 0,03mg/lít; độ kiềm đạt 80-120mg/lít; bảo đảm duy trì độ sâu > 1,2m. Định kỳ 7-10 ngày bón vôi supper canxi liều lượng 200kg/ha, các loại men vi sinh, các loại vôi hấp thu khí độc như Dolomite, Zeolite theo liều lượng hướng dẫn để ổn định môi trường và đạt được mức tối ưu.

 

Chú trọng cấp nước vào đảm bảo độ sâu cho ao nuôi trên 1,2 m, nếu có ao chứa nước nên sử dụng thuốc tím nồng độ 2-5g/m3 nước, Vicato (TCCA) hoặc BKC theo hướng dẫn của sản phẩm để khử trùng môi trường nước, sau 1-3 ngày có thể cấp bổ sung cho ao nuôi, sử dụng chế phẩm sinh học để các vi sinh vật có lợi phát triển trong ao nuôi. Tốt nhất nên hạn chế việc thay nước hoặc lấy nước trực tiếp từ ngoài vào ao nuôi.

Sử dụng thức ăn công nghiệp chất lượng cao, bổ sung Vitamine C, men tiêu hóa (Zymetin), cho tôm ăn phòng bệnh bằng thảo dược như dịch chiết củ tỏi hoặc dịch chiết lá trầu với liều lượng 300 gam/kg thức ăn, thời gian cho ăn 3-5 ngày liên tục để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh cho tôm và tôm nhanh lớn.

Đối với ao nuôi tôm chân trắng trên cát và trong đầm phá cần tăng cường và duy trì sục khí đảm bảo đầy đủ lượng oxy trong ao, chia khẩu phần thức ăn trong ngày cho ăn 6 lần/ngày để đảm bảo tôm sử dụng thức ăn nhanh, đồng thời trước khi cho tôm ăn theo dõi khả năng bắt mồi của tôm, tránh trường hợp thời tiết nắng nóng tôm không sử dụng thức ăn hoặc giảm ăn, dư thừa ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi.

2. Đối với các ao nuôi đang có tôm chết.

Tuyệt đối không được xả thải nước ao nuôi ra môi trường xung quanh, chủ cơ sở phải báo cáo ngay cho UBND xã, cán bộ thú y, khuyến ngư viên cơ sở để khoanh vùng và cảnh báo cho người nuôi xung quanh đề phòng lây lan, phối hợp với các cán bộ chuyên môn các cấp tiến hành phân tích, chẩn đoán, và thu mẫu xác định nguyên nhân gây bệnh.

- Đối với các ao nuôi chuyên tôm.

Sau khi có kết quả phân tích nguyên nhân gây ra bệnh, trường hợp tôm bị các bệnh do virus đốm trắng, đầu vàng, taura đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp tiêu hủy, dập dịch bằng clorin nồng độ 30 g/m3 nước. Nếu bị các bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng cho tôm ăn một trong 3 loại kháng sinh: Rifamyxin, Doxycilin và Tetracilin liều lượng theo hướng dẫn.

- Đối với ao nuôi xen ghép: trường hợp tôm, cá chết vẫn tiếp tục nuôi các đối tượng khác phải đóng kỹ cống không cho nước rò rỉ ra môi trường. Dùng clorrin hoặc vôi hầu rãi đều quanh bờ đê và xung quanh khu vực ao nuôi, cống cấp và thoát nước để giảm thiểu tốt đa lây lang sang các ao nuôi khác.

- Sử dụng các loại hóa chất như BKC, thuốc tím, formol nồng độ thấp và thích hợp để tiêu diệt mầm bệnh trong ao, tái tạo môi trường để tiếp tục nuôi các đối tượng xen ghép khác.

CHI CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.

Các tin khác
Xem tin theo ngày