Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.313.334
Truy câp hiện tại 10.697
Hội thảo tham vấn cấp tỉnh về triển khai FLEGT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 10/12/2018

Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (gọi tắt là FLEGT) là một sáng kiến do Liên minh Châu Âu (EU) xây dựng với mục tiêu là giảm việc khai thác gỗ bất hợp pháp thông qua việc tăng cường công tác quản lý rừng bền vững và hợp pháp, cải thiện quản trị rừng và xúc tiến thương mại gỗ có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp. Để các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng, khai thác, vận chuyển, thương mại gỗ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có sản phẩm có thể xuất khẩu sang cộng đồng Châu Âu và được cấp giấy phép FLEGT.

Ngày 06/12/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn cấp tỉnh về triển khai FLEGT trên địa bàn tỉnh để đánh giá thực trạng thực thi lâm luật và khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ bất hợp pháp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tham dự Hội thảo gồm có gần 50 đại biểu là đại diện lãnh đạo đến từ các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công an tỉnh; Chi cục Kiểm lâm, BQL Dự án FCPF tỉnh, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Trung tâm Quy hoạch và TKNLN, Hội Chủ rừng Phát triển bền vững, Khoa Lâm nghiệp; đại diện lãnh đạo UBND, các ban ngành liên quan cấp huyện, Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng lớn và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn các huyện, thị xã trọng điểm vùng giảm phát thải: A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà, Hương Thủy.

Ảnh: Ông Võ Văn Dự - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu khai mạc Hội thảo

Sau phần khai mạc Hội thảo, nhóm kỹ thuật Dự án FCPF-2 đã giới thiệu về Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) và tính cấp thiết cần thực hiện Hiệp định; báo cáo kết quả tham vấn tại cấp xã và cấp huyện về thực trạng thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản. Các đại biểu tham dự Hội thảo đã thảo luận sôi nổi và đề xuất các giải pháp khả thi để tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản hiệu quả và đảm bảo gỗ hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:

- Tham gia chứng chỉ rừng FSC nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích;

- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng FSC, khi đảm bảo thực hiện được các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, chủ rừng sẽ được cấp chứng chỉ và khi đó sản phẩm gỗ của các chủ rừng mới có cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế và giá trị tăng so với khi không có chứng chỉ.

Qua Hội thảo, các đại biểu nhất trí sẽ tiếp tục công tác tuyên truyền những nội dung của Hội thảo cho các chủ rừng lớn và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản và cộng đồng, người dân trên địa bàn tỉnh để mọi tổ chức, cá nhân được nâng cao nhận thức và tích cực tham gia, sẵn sàng tham gia triển khai thực hiện FLEGT theo Hiệp định đã được ký kết; hiểu rõ thế nào là gỗ hợp pháp (gỗ hợp pháp của hộ gia đình, gỗ hợp pháp của tổ chức); nắm bắt được Hiệp định VPA/FLEGT với mục đích đảm bảo gỗ xuất khẩu từ nước sản xuất gỗ vào EU có nguồn gốc hợp pháp, giúp nước đối tác ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp qua đó cải thiện quản trị rừng

Ảnh: Toàn cảnh hội thảo

Bên cạnh đó, có các ý kiến thắc mắc về khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện FLEGT:

- Bảng kê lâm sản;

- Vướng mắc trong việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư, người dân theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP, cần phải có cơ chế thay đổi;

- Nghiên cứu chính sách tiêu thụ lâm sản hợp lý, bền vững về kinh tế, môi trường, xã hội, chú trọng các sản phẩm từ rừng trồng, mở rộng thị trường xuất khẩu;

- Hỗ trợ các kiến thức cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng tham gia triển khai thực hiện FLEGT.

Các ý kiến thắc mắc, đề xuất đã được cán bộ dự án FCPF-2 tiếp thu và giải đáp, làm rõ ngay tại Hội thảo.

Trên cơ sở các ý kiến tham gia và tình hình thực tế tại địa phương, đồng chí Võ Văn Dự - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tổng kết Hội thảo, trong đó yêu cầu các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện một số nội dung như sau:

- Trách nhiệm của tất cả các đại biểu tham dự Hội thảo tuyên truyền những nội dung của Hội thảo này cho các đơn vị, chủ rừng lớn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản và cộng đồng, người dân trên địa bàn tỉnh để mọi tổ chức, cá nhân được nâng cao nhận thức và tích cực tham gia, sẵn sàng tham gia triển khai thực hiện FLEGT theo Hiệp định mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với Liên minh Châu Âu (EU).

- Gỗ hợp pháp là bắt buộc, phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số và bằng chứng về gỗ hợp pháp theo quy định pháp luật của Việt Nam.

- Đề nghị các đơn vị chủ rừng Nhà nước khuyến khích các hộ dân tham gia chứng chỉ rừng FSC nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.

- Việc theo dõi, truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp cần phải quản lý bằng công nghệ, cần có phần mềm để theo dõi, quản lý.

- Đề nghị tất cả các đại biểu tham dự Hội thảo duy trì các thông tin liên quan đến thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) thông qua Email nhằm đảm bảo tính thông suốt từ huyện đến tỉnh để chia sẽ thông tin.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày