Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.329.894
Truy câp hiện tại 20.668
Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
Ngày cập nhật 06/11/2020

Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tham nhũng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội; nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn tồn tại một số hạn chế như còn quá hạn giải quyết một số thủ tục trong lĩnh vực đất đai, xây dựng chưa minh bạch… Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do cơ chế, chính sách hỗ trợ người trực tiếp làm việc tại bộ phận một cửa chưa đủ để tạo động lực và yên tâm làm việc.

 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính của Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và tham nhũng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội; nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Thấy rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP nên tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện, nhiều địa phương, đạt được một số kết quả khả quan.

Để triển khai thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đảm bảo hiệu quả, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh sớm ban hành quy trình kiểm soát quá trình, thời gian giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ban hành các biểu mẫu trong việc thực hiện giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức để tăng cường trách nhiệm giải trình, giải thích lý do cụ thể hoặc xin lỗi bằng văn bản theo các mẫu phiếu trong các trường hợp hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, từ chối giải quyết hoặc xin gia hạn thời gian giải quyết (Các quy trình nêu trên đã được tham mưu ban hành trước khi có Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP). Ngay sau khi Nghị định số 61/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (thay thế Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 162/KH-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2018 về thực hiện triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời điều chỉnh theo yêu cầu tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP đảm bảo theo quy định hiện hành.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Bộ phận Một cửa hiện đại các cấp, tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ như: (1) tổ chức thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp; (2) rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết TTHC so với quy định hiện hành; (3) tăng cường kiểm soát quá trình giải quyết TTHC, đặc biệt áp dụng dịch vụ công trực tuyến; (4) thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; (5) tổ chức đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi tham gia thực hiện TTHC; (6) công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết TTHC bị sai sót, quá hạn…

Ngoài ra, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế như: Đẩy mạnh trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử và thực hiện ký số văn bản điện tử trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hoá TTHC; thực hiện nâng cấp và hoàn thiện các chức năng trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử; Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4...

Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập Bộ phận Một cửa hiện đại các cấp, tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ như: Tổ chức thực hiện tại chỗ toàn bộ quy trình giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp; rút ngắn tối thiểu 10% thời gian giải quyết TTHC so với quy định hiện hành; tăng cường kiểm soát quá trình giải quyết TTHC, đặc biệt áp dụng dịch vụ công trực tuyến; thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; tổ chức đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi tham gia thực hiện TTHC; công khai xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết TTHC bị sai sót, quá hạn…

Về việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công và các Trung tâm Hành chính công cấp huyện đã được công dân, tổ chức đồng tình ủng hộ và đã trở thành địa chỉ thân thiện, quen thuộc của các công dân, tổ chức (CD/TC) khi cần giải quyết các TTHC. Với phương châm “Thân thiện - Đúng hẹn - Đơn giản ”, công dân và tổ chức luôn cảm thấy hài lòng khi đến giao dịch tại đây, thể hiện được khoảng cách giữa chính quyền và người dân ngày càng được thu hẹp. Việc hình thành mô hình tập trung về TN&TKQ giải quyết TTHC đã tạo sự thuận tiện cho CD/TC đến nộp, nhận kết quả giải quyết TTHC. Tiếp tục phát huy kết quả từ việc thành lập các Trung tâm; Đề án thành lập Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã đã được kích hoạt (theo Quyết định số 2651/QĐ-UBND ngày 09/11/2017 của UBND tỉnh); năm 2018, nhiều địa phương đã chủ động thành lập Bộ phận TN&TKQ hiện đại cấp xã, khai trương đi vào hoạt động, tạo sự chuyển biến tích cực trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

Đối với việc triển khai Trung tâm Hành chính công cấp huyện theo Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của UBND tỉnh được các địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2017 và được UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai quyết liệt đến cán bộ, công chức, viên chức và tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương, mô hình hoạt động của Trung tâm Hành chính công. Trong khoảng thời gian tháng 3 và tháng 4/2017, các Trung tâm Hành chính công tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố lần lượt khai trương, đi vào hoạt động và được tổ chức hoạt động ổn định từ đầu năm 2018 cho đến nay.

Theo đó, Trung tâm Hành chính công tỉnh được hình thành theo Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2018, được đổi tên thành Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh từ ngày 31/10/2018. Trung tâm hoạt động với mô hình tập trung để làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả, giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của 19 sở, ban, ngành cấp tỉnh (trừ Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh) và 6 cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương (gồm Bảo hiểm xã hội tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Kho bạc nhà nước tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Công an tỉnh).

Năm 2019, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã hoàn thiện nhân sự bộ máy và đã trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3073/QD-UBND về việc bố trí công chức, viên chức vào làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, trong đó có 19 sở, ban, ngành cấp tỉnh (trừ Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh) và 02 cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương (gồm Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh). Đến nay, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai đồng bộ tại 145/145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc tổ chức rà soát, bổ sung và điều chỉnh danh mục TTHC đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được thực hiện thường xuyên và liên tục. Từ năm 2016 đến ngày 15/6/2020, UBND tỉnh đã ban hành 03 Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại UBND tỉnh (Quyết định số 1515/QĐ-UBND ngày 01/7/2016, Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 22/12/2017, Quyết định số 886/QĐ-UBND ngày 08/4/2019). Đến nay, toàn tỉnh có 2.309/2.309 TTHC (tỷ lệ  100%) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, trong đó, cấp sở có 1.708 TTHC một cửa (336 TTHC liên thông); UBND cấp huyện có 329 TTHC một cửa (40 TTHC liên thông); UBND cấp xã có 133 TTHC một cửa (17 TTHC liên thông).

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử từ giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.425 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó: có 716 TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (cấp tỉnh: 506 TTHC, cấp huyện: 179 TTHC, cấp xã: 31 TTHC); có 709 TTHC dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (cấp tỉnh: 527 TTHC, cấp huyện: 112 TTHC, cấp xã: 70 TTHC). Để tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC; Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn để tổ chức rà soát, bổ sung và điều chỉnh danh mục TTHC đưa vào thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Đồng thời rà soát triển khai các quy trình liên thông, quy trình giải quyết song song giữa các sở ngành như: “Quy trình Cấp phiếu lý lịch tư pháp thực hiện đồng thời với Cấp chứng chỉ hành nghề dược/khám chữa bệnh”, “Quy trình hỗ trợ các TTHC cấp phép hoạt động cho nhà thầu nước ngoài trên địa bàn tỉnh”, “Quy trình liên thông thẩm định dự án nguồn vốn nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh”, Bộ quy trình liên thông giải quyết TTHC đất đai từ cấp tỉnh đến cấp xã, quy trình “Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu” tại Bộ phận Một cửa hiện đại các xã, phường trên địa bàn thành phố Huế (thời gian thực hiện triển khai thí điểm từ ngày 17/02/2020 - 17/8/2020).

Đã hoàn thành phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 2.225 quy trình (cấp tỉnh: 1.723; cấp huyện: 359; cấp xã: 129; cơ quan khác: 14) và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện và Bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã của 145/145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã được công dân, tổ chức đồng tình ủng hộ và đã trở thành địa chỉ thân thiện, quen thuộc của các công dân, tổ chức (CD/TC) khi cần giải quyết các TTHC. Với phương châm “Thân thiện - Đúng hẹn - Đơn giản”, công dân và tổ chức luôn cảm thấy hài lòng khi đến giao dịch tại đây, thể hiện được khoảng cách giữa chính quyền và người dân ngày càng được thu hẹp. Việc hình thành mô hình tập trung về TN&TKQ giải quyết TTHC đã tạo sự thuận tiện cho CD/TC đến nộp, nhận kết quả giải quyết  thủ tục hành chính.

- Việc giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt, ngày càng phục vụ tốt hơn các yêu cầu giải quyết TTHC của cá nhân, tổ chức. Tiếp nhận hồ sơ đúng quy trình, có phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; có sổ theo dõi tiếp nhận, hồ sơ và trả kết quả; có văn bản nêu rõ lý do gửi cho đối tượng thực hiện TTHC trong trường hợp xin gia hạn thời gian giải quyết, đề nghị bổ sung, hoàn thiện hoặc từ chối giải quyết hồ sơ…

- Để tổ chức, hoạt động đạt hiệu quả cao; UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ, công chức tiếp nhận và xử lý hồ sơ công việc của công dân, tổ chức; các biện pháp để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ công việc của công dân, tổ chức. Đồng thời tổ chức rà soát TTHC, đầu tư kinh phí, xây dựng mới hoặc cải tạo trụ sở, phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác.

Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện

- Về cơ bản, trụ sở làm việc của Bộ phận Một cửa cấp huyện và Bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã chủ yếu là nhà làm việc cũ được tận dụng lại, diện tích nhỏ hẹp. Trang thiết bị công nghệ thông tin tại Bộ phận Một cửa cấp huyện và Bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã đa số chưa đáp ứng nhu cầu công việc.

- Hệ thống phần mềm và cơ sở hạ tầng CNTT vẫn chưa ổn định, cụ thể mạng diện rộng của tỉnh được kết nối thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp xã theo mô hình mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (CP-Net); tuy nhiên trong quá trình vận hành vẫn còn tình trạng chậm, nghẽn mạng, không truy cập được phần mềm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.

- Việc quy định thời gian giải quyết TTHC trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của ngành chưa thống nhất về cách tính thời gian giải quyết. Một số TTHC không quy định ngày giải quyết nên rất khó khi triển khai khi xây dựng quy trình nội bộ và áp dụng vào thực tế; cụ thể như: các thủ tục hành chính về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam, Thủ tục thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật tín ngưỡng, tôn giáo…

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày