Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.316.671
Truy câp hiện tại 12.513
Tình hình quản lý, cung ứng nước sạch nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, giải pháp năm 2021 và các năm tiếp theo
Ngày cập nhật 14/04/2021

Hệ thống nước sạch từ các nhà máy ở đô thị được mở rộng liên kết hòa mạng với các nhà máy ở khu vực nông thôn, tạo ra mạng lưới cung cấp nước sạch cho toàn tỉnh, được HueWACO đang quản lý, vận hành cấp nước sạch bao phủ các xã đồng bằng, ven biến và vùng trung du, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ phủ kín cấp nước sạch theo Quy chuẩn của Bộ Y tế từ các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn vùng nông thôn của Tỉnh.

Dân số trung bình năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 1.136 nghìn người, phân bố theo đơn vị hành chính của 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Trong đó, khu vực nông thôn có 574.448 người tương ứng 156.310 hộ gia đình, thuộc 98 xã. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế công tác cấp nước sinh hoạt cho người dân cả thành thị và nông thôn chủ yếu do Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) thực hiện, đến nay đã có 136/145 xã, phường và thị trấn đã tiếp cận nguồn nước sạch của Tỉnh.

Hệ thống nước sạch từ các nhà máy ở đô thị được mở rộng liên kết hòa mạng với các nhà máy ở khu vực nông thôn, tạo ra mạng lưới cung cấp nước sạch cho toàn tỉnh, được HueWACO đang quản lý, vận hành cấp nước sạch bao phủ các xã đồng bằng, ven biến và vùng trung du, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ phủ kín cấp nước sạch theo Quy chuẩn của Bộ Y tế từ các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn vùng nông thôn của Tỉnh.

Công tác xã hội hóa việc cấp nước sạch nông thôn được thực hiện từ những năm đầu của Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Ủy ban nhân dân tỉnh giao HueWACO làm Chủ đầu tư các công trình nước sạch nông thôn được đấu nối, hòa mạng nguồn nước máy đô thị để thuận lợi trong việc quản lý, vận hành sau khi đưa vào sử dụng. Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế đầu tư 50% giá trị công trình, phần còn lại được phân bổ từ nguồn vốn Chương trình đầu tư và ngày công lao động của địa phương hưởng lợi để thực hiện việc xây dựng các công trình nối mạng nguồn nước máy đô thị về nông thôn.

Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2009/BYT:  88% (vượt 01% so với kế hoạch là 87%). Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước HVS:  100%. Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước tập trung: 90%. Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước HVS từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình: 10%. Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch QCVN 02:2009/BYT từ công trình cấp nước tập trung: 88%.Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình: 0% (Tại Thừa Thiên Huế các giếng khoan và giếng đào bị nhiễm Fe phèn không đạt tiêu chuẩn nước sạch, chỉ đạt tiêu chuẩn HVS).

Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước hợp vệ sinh:  100%. Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch: 79%. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch: 57% (Tại 2 huyện miền núi: Nam Đông và A Lưới). Tổng số người dân được cấp nước tăng thêm trong năm 2020 khoảng: 17.200 người. Tổng số công trình cấp nước tập trung hiện có: 67 Công trình trong đó: Hoạt động bền vững:  31 công trình, chiếm 46 %; Tương đối bền vững: 17 công trình, chiểm 25 %; Kém bền vững: 16 công trình, chiếm 22%. Tổng số hộ dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước kém bền vững: 4.403 hộ.

Chi cục Thủy lợi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị hành chính tham mưu, quản lý nhà nước về công tác nước sạch nông thôn đã tổ chức đoàn cán bộ kiểm tra, quản lý và chỉ đạo vận hành các công trình cấp nước tự chảy để đánh giá việc cấp nước và hướng dẫn tư vấn công tác tổ chức quản lý vận hành, xử lý chất lượng nước phù hợp với từng công trình. Đồng thời đánh giá hiện trạng hoạt động hiệu quả cấp nước, tìm giải pháp nâng cao năng lực phục vụ cho từng công trình cụ thể để hướng dẫn cơ sở thực hiện. Cán bộ Chi cục Thủy lợi cùng với địa phương đang quản lý vận hành công trình kiểm tra trên tất cả các hạng mục công trình xác định hiệu quả hoạt động và các giải pháp khắc phục yếu kém, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước trong thời giam tới.

Các công trình cấp nước sinh hoạt tự chảy (chủ yếu tại các xã thuộc hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới) đã được đầu tư từ rất lâu; hiện do các địa phương quản lý, vận hành; không có nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa nên công trình xuống cấp, hư hỏng và hoạt động kém hiệu quả. Việc chuyển giao các công trình cấp nước tự chảy tập trung nông thôn này sang cho Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế quản lý, vận hành hiện chưa được thực hiện do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của Chính phủ theo yêu cầu của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và khai thác công trình nước sạch nông thôn tập trung. Một số hộ lân cận công trình hư hỏng được chính quyền địa phương cho phép tự khắc phục sửa chữa để phục vụ sản xuất hoặc chăn nuôi …

Từ năm 2010 đến nay tỉnh Thừa Thiên Huế không đầu tư xây dựng thêm các loại hình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình do nguồn nước thường bị nhiễm phèm. Tuy nhiên, hiện tại còn tồn tại khoảng 18.200 hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ (giếng khoan, giếng đào) được đầu tư của các giai đoạn trước để lại, đây là giải pháp tình thế, về lâu dài sẽ được thay thế bằng đầu tư tuyến ống để đấu nối nguồn nước sạch chung của Tỉnh.

Giá tiêu thụ nước sinh hoạt: Thấp nhất: 8.000 đồng/m3/tháng; Cao nhất: 8.000 đồng/m3/tháng; Cơ chế bù giá nước: Giảm 20% giá nước sinh hoạt đối với hộ nghèo là dân tộc thiểu số; Giảm 15% giá nước sinh hoạt đối với hộ cận nghèo dân tộc thiểu số. Miễn tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt cho các đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo; các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 (bao gồm cả các khu cách ly tập trung là các cơ sở lưu trú được cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập); các cơ sở thực hiện hoạt động khám, chữa và điều trị bệnh dịch Covid-19. Giảm 10% giá nước sạch sinh hoạt cho các cá nhân, hộ gia đình còn lại có hợp đồng cung cấp nước sạch với HueWACO.

Nước sạch trong nông thôn mới: Hệ thống nước sạch từ các nhà máy ở đô thị được mở rộng liên kết hòa mạng với các nhà máy ở khu vực nông thôn, tạo ra mạng lưới cung cấp nước sạch cho toàn tỉnh, được HueWACO đang quản lý, vận hành cấp nước sạch bao phủ các xã đồng bằng, ven biến và vùng trung du, phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ phủ kín cấp nước sạch theo Quy chuẩn của Bộ Y tế từ các công trình cấp nước tập trung trên địa bàn vùng nông thôn của Tỉnh. Tính đến cuối năm 2020, trên địa tỉnh đã có 62/97 xã (64%) đạt chuẩn nông thôn mới với 19/19 tiêu chí, trong đó có 58 xã đã có Quyết định công bố, còn 4 xã đang thẩm định hồ sơ; phấn đấu trong năm 2021 có từ 5 đến 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới đủ 19 tiêu chí.

Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn với các kịch bản về nguồn nước có khả năng suy giảm, thiếu hụt để kịp thời triển khai các giải pháp phù hợp, nhằm giảm thiểu các thiệt hại đến mức thấp nhất, ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra nguồn nước đầu nguồn thu của các công trình cấp nước sinh hoạt, khi có xâm nhập mặn tạm ngưng hoạt động của công trình đồng thời tăng cường bổ sung từ các công trình chưa bị ảnh hưởng, có kế hoạch phân phối nước hợp lý để đảm bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu cho cả mùa khô năm 2021. Bên cạnh đó, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã tổ chức cấp phát hàng hóa do UNICEF hỗ trợ tại 2 huyện Nam Đông, A Lưới với số lượng gồm: 421 bồn chứa tích trữ nước loại 1.000 lít; 10 hệ thống lọc nước RO cho các trường học phục vụ cho 500 ÷ 800 học sinh/ hệ thống. Đối với các công trình cấp nước sinh hoạt loại hình tự chảy: Thực hiện chống rò rỉ, hao hụt thất thoát từ đập dâng và hố thu nước đầu nguồn để tập trung nguồn nước về khu xử lý và bể chứa. Kiểm tra xử lý hệ thống đường ống cấp nước đảm bảo không rò rỉ thất thoát, hệ thống van điều tiết hoạt động tốt để có thể điều tiết cấp nước luân phiên theo từng cụm dân cư khi bị thiết hụt nguồn cung cấp.

Trong tình hình thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, để chủ động ứng phó với tình trạng thiếu nước sinh hoạt khu vực nông thôn tại các vung khó khăn về nguồn nước sạch, nhằm giúp người dân ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách của Tỉnh còn rất nhiều khó khăn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Tổng cục Thủy lợi báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Bộ ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư một số công trình cấp nước sạch tại các xã miền núi huyện A Lưới, với tổng kinh phí khoảng 50.000 triệu đồng. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty Cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWaco) đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành dự án Nhà máy nước Thượng Long công suất 2.000m3/ngđ để phục vụ cung cấp nước sạch cho các hộ dân ở xã vùng cao huyện Nam Đông hoàn thành trong tháng 6 năm 2021; sớm triển khai xây dựng hệ thống lấy nước suối A Nô, xã Hồng Kim để bổ sung cho nhà máy nước Tà Rê, huyện A Lưới. Sớm nghiên cứu, điều tra, khảo sát, lập kế hoạch lấy nguồn nước từ các suối Hói Mít, Hói Dừa, Khe Lớn, Thác Mơ, thị trấn Lăng Cô; suối Khe Quýt thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc; suối Khe Me, suối Khe Mối, suối Khe Lấu, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền nhằm bổ sung nguồn nước sinh hoạt đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các ngành kinh tế./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày