Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.337.279
Truy câp hiện tại 1.323
Tình hình tiêu thụ nông sản trong giai đoạn dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 03/06/2021

    Hiện nay Việt Nam đang đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh Covid lần thứ 4, ở trong nước một số địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, ở nước ngoài các thị trường lớn nhập khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam đang hạn chế nhập khẩu để kiểm soát dịch bệnh. Do đó, mặt hàng nông sản đang gặp nhiều khó khăn khi mùa vụ thu hoạch đang đến, nguy cơ tồn ứ đọng hàng hóa, khó tiêu thụ là rất cao. Tuy nhiên, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid đối với tình hình tiêu thụ nông sản của địa phương vẫn tương đối thấp. 

Cụ thể, theo số liệu tổng hợp 6 tháng đầu năm 2021 trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản và quản lý chất lượng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

1.       Lĩnh vực chăn nuôi: Dịch bệnh gia súc, gia cầm trong tỉnh tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra.

Chăn nuôi cơ bản đang phát triển: Tổng đàn trâu có 16.033 con, tổng đàn bò có 29.615 con (đàn trâu, bò giảm nhẹ so với cùng kỳ); tổng đàn lợn có 148.255 con (tăng 29,7%); tổng đàn gia cầm có 4.385,3 nghìn con (tăng 13,4%; trong đó tổng đàn gà có 3.428 nghìn con, tăng 13,6%).

- Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 16.196 tấn (tăng 35,6% so cùng kỳ).

- Sản lượng trứng đạt khoảng 14,24 triệu quả (tăng 0,2% so cùng kỳ).

- Doanh nghiệp và trang trại lớn, trang trại vừa tái nuôi khoảng 80.000 con theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo tính bền vững, chiếm khoảng 60% số tái đàn.

2.     Lĩnh vực trồng trọt:

- Diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 là 28.476 ha, giảm 215 ha so với vụ Đông Xuân năm trước. Năng suất ước đạt 66,3 tạ/ha (tăng 6,1 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 188.8334 tấn (tăng 18.253 tấn). Diện tích lúa chất lượng cao (HN6, J02, BT7, HT1..) 11.148 ha, chiếm 39,1% (tăng 176 ha); tỷ lệ gieo cấy giống lúa xác nhận đạt 96%, tăng 2,6%.  Có 4.809 ha lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn (trong đó: có liên kết 1.960 ha; chưa có liên kết 2.849 ha). Đã thực hiện chuyển đổi 218,4 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác.

- Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, VietGAP, hướng hữu cơ tiếp tục phát triển với hơn 52.700 m2 nhà lưới; 490 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 219 ha sản xuất theo hướng hữu cơ.

- Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khác giảm so với kế hoạch; trong đó: Sắn 3.561 ha (giảm 637 ha), tỷ lệ giống KM94 chiếm trên 85%; Lạc 2.629 ha, (giảm 245 ha); Ngô 1.259 ha (giảm 38 ha), các giống Ngô lai VN10, HN88... đang được đưa vào sản xuất với diện tích lớn; Rau các loại 2.683 ha (tăng 398 ha); Đậu các loại 825 ha (tăng 24 ha); Sen 544 ha (giảm 71 ha).

- Diện tích cây lâu năm tương đối ổn định, trong đó cây ăn quả 3.213 ha (Bưởi Thanh trà 621 ha; Bưởi da xanh 385 ha; Cam 311 ha) và các loại cây khác: Hồ tiêu 275,4 ha (tăng 19,2 ha); Cao su 6.400 ha (giảm 750 ha).

- Diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu theo kế hoạch khoảng 25.672 ha; hiện đã gieo sạ khoảng 23.000 ha.

3.     Lĩnh vực thủy sản:

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 2.769 ha, trong đó: diện tích nuôi nước lợ: 1.604 ha; diện tích nuôi nước ngọt 1.165 ha.

- Đối với diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 346 ha

- Sản xuất giống trên địa bàn tỉnh ước đạt 136,9 triệu con tôm, cua cá các loại.

- Số lồng bè nuôi thủy sản: 7.132 lồng, tổng thể tích: 154.426 m3.

- Tổng số tàu khai thác hải sản biển (>= 6m) có đăng ký là 572 chiếc. Trong đó: tàu cá cỡ trung từ 12-15 m là 146 chiếc; tàu cá xa bờ từ 15m trở lên đạt 391 chiếc, tàu cỡ lớn trên 24 m đạt 12 chiếc (trong đó có 04 tàu vỏ thép).

- Tổng sản lượng thủy sản ước 6 tháng đầu năm ước đạt 29.941 tấn (tăng 4,0% so với cùng kỳ). Trong đó, sản lượng khai thác đạt 22.544 tấn (tăng 3,6% so với cùng kỳ); sản lượng nuôi trồng đạt 7.397 tấn (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước).

4.     Lĩnh vực quản lý chất lượng: Hiện nay, toàn tỉnh có 264 cơ sở sản xuất chế biến, sơ chế nông sản, thủy sản được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và một số cơ sở sơ chế nhỏ lẻ quy mô hộ cá thể chế biến các sản phẩm mắm, nem chả. Tổng sản lượng chế biến thực phẩm nông sản và thủy sản thuộc đối tượng quản lý trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 3.400 tấn sản phẩm/năm. Nhìn chung sản lượng thực phẩm giảm do ảnh hưởng của cung-cầu thị trường so với các năm trước khi xảy ra dịch bệnh.

          Với các số liệu tổng hợp về tình hình chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất, chế biến nêu trên cho thấy một số lĩnh vực có xu hướng sản xuất tăng (chăn nuôi, thủy sản), một số lĩnh vực có xu hướng giảm nhẹ (trồng trọt, chủ yếu do chuyển đổi giống cây trồng; chế biến thực phẩm), tình hình thị trường vẫn đang ổn định tốt, chẳng hạn:

          - Về chăn nuôi: Giá thịt lợn hơi đang ổn định khoảng trên dưới 70.000 - 75.000 đồng/kg, giá gà lông khoảng 60.000 đồng/kg, giá thịt bò khoảng 240.000 đồng/kg cơ bản phù hợp để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. 

         - Về thủy sản: hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có Nhà máy tôm đông lạnh CP tại huyện Phong Điền có thể thu mua sản phẩm tôm chân trắng trong vùng, do vậy tình hình tiêu thụ tôm chân trắng vẫn đảm bảo. Đối với các vùng nuôi khác chủ yếu thu tỉa và tiêu thụ nội địa các loại thủy sản. Các tàu cá vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất khai thác thác thủy sản hàng ngày tại các vùng nước nội địa. Giá cả các loại cá khai thác trên biển, đầm phá, sông hồ vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, một số loại như cá nục, cá ngừ tiêu thụ có chậm hơn và giá bán giảm từ 20-30% so với trước khi dịch bệnh xảy ra. Có 04 công ty xuất khẩu thủy sản Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam- Chi nhánh đông lạnh Thừa Thiên Huế, Công ty CP phát triển thủy sản Huế, Công ty CP xuất nhập khẩu Sông Hương, Công ty CP thủy sản Phú Thuận An chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm tôm, mực sushi xuất khẩu qua các thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc, Argentina (giá trị xuất khẩu ước tính từ 55 - 60 triệu USD/năm) vẫn đang hoạt động, chủ yếu xử lý các đơn hàng tồn đọng.

          - Về nhóm các sản phẩm nông sản khác: sản phẩm gạo, rau củ quả, trái cây… chủ yếu tiêu thụ nội địa; một vài đơn vị gia công, xay xát, sản xuất gạo, lúa giống, tinh bột sắn cung cấp cho thị trường trong nước, không có đơn vị xuất khẩu gạo sang thị trường nước ngoài.

          Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, chủ yếu tiêu thụ nội địa nên các ảnh hưởng tiêu cực hay ứ đọng nông sản xuất khẩu do dịch bệnh gây ra không lớn./.

Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày