Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.313.348
Truy câp hiện tại 10.711
Nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Ngày cập nhật 11/05/2022

Trong thời gian qua, Chương trình OCOP đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sản xuất theo quy trình có kiểm soát chất lượng, minh bạch và chịu trách nhiệm. Sản phẩm OCOP đã góp phần khai thác được nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, có tính cộng đồng cao như sản phẩm truyền thống, làng nghề, đồng thời tạo ra được nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Việc thúc đẩy kết nối, tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP của tỉnh phân phối rộng rãi trên thị trường sẽ tạo động lực kích thích các chủ thể tích cực đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng sản phẩm và thực sự mang lại ý nghĩa thiết thực.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và tiếp tục tục diễn biến phức tạp, đã thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng đổi mới như: ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, kết nối trực tuyến, tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm thực tế ảo, ... Sự phối hợp tích cực của các siêu thị, đại lý phân phối, … trên địa bàn tỉnh trong việc xúc tiến, kết nối tiêu thụ kịp thời sản phẩm nông sản, thủy sản của bà con nông dân tại các địa phương gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng dịch Covid-19, đã hình thành việc liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng. Đã đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ có hiệu quả đầu ra tiêu thụ cho bà con nông dân. Tập trung vào các mặt hàng: dưa lưới, cá Mú, cá Vẫu, cá Bớp, cá Dìa của huyện Phú Lộc, chuối già lùn của huyện A Lưới, sản phẩm Cam của huyện Nam Đông. Đã triển khai hội nghị kết nối đưa các sản phẩm OCOP lên sàn Thương mại điện tử Postmart.vn và Voso.vn. Qua đó, đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp, các chủ thể OCOP của tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội trao đổi, mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; chú trọng hỗ trợ các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, chủ lực của tỉnh; duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua giới thiệu tại hội chợ, hội thảo chia sẻ lợi ích của sản phẩm, đặc sản. Các sản phẩm OCOP được kết nối, tiêu thụ ở các cửa hàng trung tâm, các siêu thị tại địa phương và xúc tiến tiếp cận với các địa phương khác. Các nội dung thông tin: Thị trường, giá cả; cơ hội kết nối giao thương;tuyên truyền, khuyến khích người dân trong tỉnh sử dụng sản phẩm hàng hóa của tỉnh đã gắn với các hoạt động triển khai thực hiện hưởng ứng “Cuộc Vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh ưu tiên sử dụng sản phẩm OCOP, nông sản của địa phương.

Do ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên cả nước nên không thể tổ chức tham gia các chương trình, hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP theo hình thức trực tiếp. Mặt khác, các hoạt động kết nối cung cầu đã thay đổi hình thức tổ chức từ trực tiếp sang trực tuyến để phù hợp với tình hình hiện nay. Tuy nhiên năng lực và nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao nên một số hoạt động triển khai nhưng không có đơn vị đăng ký tham gia. Đồng thời, không tổ chức được các chương trình, hội nghị, hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP và các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi tại các huyện, thị xã và thành phố Huế theo kế hoạch.

Một vài sản phẩm OCOP như Mật ong ruồi Nam Đông, chuối già lùn A Lưới đã được siêu thị GO! chấp nhận. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vào các siêu thị trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn vì các yêu cầu hồ sơ sản phẩm và công tác thẩm định. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia kết nối đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị còn ít; phần lớn các đơn vị gặp phải các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo thủ tục quy định để đưa hàng vào siêu thị; số lượng và chất lượng sản phẩm phải luôn ổn định và phải lưu ký vốn khá lâu. Mẫu mã và chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp địa phương chưa cạnh tranh được với các sản phẩm khác cùng loại nên doanh số chưa đạt như kỳ vọng; một số nhà cung cấp có sản lượng sản xuất còn nhỏ lẻ, không đáp ứng được nhu cầu số lượng lớn của siêu thị khi có đột biến về số lượng đặt hàng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm mặc dù đã đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo yêu cầu của các siêu thị nhưng vẫn không đưa được hàng hóa vào tiêu thụ tại các siêu thị do không thỏa thuận được về giá bán, chiết khấu.

Để thực hiện công tác quảng bá, giới thiệu, kết nối thị trường sản phẩm OCOP, nông sản chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ sau:

(1)Các đơn vị liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ của địa phương; các quy định, cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại trên báo điện tử, truyền thanh, truyền hình.

(2) Triển khai kế hoạch phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản, OCOP, thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

(3) Hoàn thành hai trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của địa phương, sản phẩm khởi nghiệp do Sở Công Thương và Viện nghiên cứu phát triển tỉnh chủ trì.

(4) Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn, các sở, ban, ngành và địa phương tiếp tục chủ động mở rộng, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của địa phương, xúc tiến, quảng bá và bán các nông sản của tỉnh (mỗi địa phương cấp huyện 1-2 điểm).

(5)Tổ chức, thông tin và khuyến khích doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình sản xuất, tiêu thụ nông sản tham gia các lớp đào tạo, tư vấn về phát triển thương hiệu, kỹ năng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm./.

 

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày