Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.357.235
Truy câp hiện tại 11.979
Hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2012-2013 và triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2013
Ngày cập nhật 25/04/2013


Sáng ngày 25/4/2013, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2012-2013 và  triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2013. Tham dự Hội Nghị có đại diện các Huyện, Thị xã, đại diện Văn phòng UBND Tỉnh, đại diện  các Sở, các Phòng Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị  ngành nông nghiệp trực thuộc Sở


Vụ Đông Xuân 2012-2013, mặc dù thời tiết có những diễn biến khác thường nhưng nhìn chung cơ bản khá thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của  Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các  ngành, các cấp và sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành Nông nghiệp & PTNT, của bà con nông dân trong toàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân tỉnh ta đã đạt được một số kết quả khá tốt, diện tích các loại cây trồng đều tăng so với kế hoạch và vụ Đông Xuân năm trước, khả năng cây lúa sẽ được mùa.

Công tác điều tra dự tính dự báo, phòng chống sâu bệnh hại được thực hiện thường xuyên, kịp thời, có hiệu quả, không để phát sinh dịch hại trong sản xuất. 

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật được tiến hành thường xuyên, nhất công tác khảo nghiệm, sản xuất thử các giống cây trồng mới được triển khai đồng bộ, rộng khắp, tạo điều kiện để các địa phương tiếp cận và ứng dụng vào sản xuất trong thời gian tới.  

Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận vào gieo cấy đạt trên 90%. Các địa phương đã chủ động trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ giống lúa tự sản xuất, hợp đồng mua thêm tại các đơn vị cung ứng theo hướng ổn định về chủng loại, số lượng, đảm bảo nhu cầu sử dụng giống của sản xuất.  

Các dịch vụ phục vụ sản xuất như cung ứng giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV, tưới tiêu được tăng cường đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của người nông dân, thúc đẩy sản xuất  phát triển.  

Một số giống mới đã được đưa vào sản xuất như XT27, PC6...góp phần đáp ứng nhu cầu về thời vụ, về phòng trừ sâu bệnh hại trong sản xuất lúa.  

* Tuy vậy, trong quá trình chỉ đạo và triển khai tổ chức sản xuất còn một số hạn chế, khó khăn, tồn tại cần quan tâm, đó là:  

Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất của một số HTX nông nghiệp chưa tốt; chẳng hạn như việc tổ chức cày lật đất vẫn còn nhiều địa phương chưa quan tâm triển khai, công tác phòng trừ sâu bệnh ở một số HTX còn hạn chế. Trong vụ Đông Xuân vừa qua, một số địa phương triển chưa tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp diệt chuột, chưa có chính sách hỗ trợ, phối hợp với các đơn vị liên quan nên diện tích và tỷ lệ bị chuột phá hại còn cao. Công tác theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng giống cây trồng (giống lúa mới, giống cây cao su...) trên địa bàn huyện, thị xã chưa được sự quan tâm đúng mức. Tỷ lệ dùng giống xác nhận ở các huyện miền núi đang còn thấp. 

 Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất còn chậm; công tác nhân rộng các mô hình sản xuất đã khẳng định có hiệu quả chưa mạnh.  

Do ảnh hưởng của lốc xoáy ngày 06/4/2013, của không khí lạnh tăng cường từ ngày 07-13/4/2013, một số diện tích lúa bị đỗ ngã, các đối tượng sâu bệnh hại như rầy, khô vằn, đặc biệt là lem lép hạt... có nguy cơ phát sinh gây hại. Do vậy, cần tiếp tục:

 + Tăng cường giám sát đồng ruộng, điều tra dự tính dự báo các đối tượng sâu bệnh chính xác và tổ chức chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả, nhất là trên các trà lúa trỗ muộn. Cần lưu ý kiểm tra, theo dõi diễn biến của rầy trên diện tích lúa đỗ ngã, tổ chức phun trừ kịp thời khi rầy xuất hiện. Tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các cây trồng khác.

+ Rà soát tình hình sản xuất giống lúa tại chỗ ở các địa phương,cân đối và có kế hoạch mua sớm ở các đơn vị cung ứng giống để phục vụ cho Hè Thu, (nhu cầu khoảng 1.000 tấn), phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận vào gieo cấy vụ Hè Thu 2013 đạt trên 85%. 

+ Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về mô hình “cánh đồng mẫu sản xuất lúa”, trong vụ Đông Xuân 2012-2013, các địa phương xây dựng kế hoạch để tiếp tục thực hiện nội dung này trong vụ Hè thu 2013.

+ Tổ chức thăm đồng đánh giá năng suất lúa vụ Đông Xuân 2012-2013, đánh giá mức độ thiệt hại do ảnh hưởng của lốc tố ngày 06/4 và đợt không khí lạnh từ ngày 07-13/4/2013.

+ Tổ chức tốt thu hoạch lúa Đông Xuân 2012-2013. Các địa phương chủ động liên hệ hợp đồng máy gặt đập liên hợp (cả trong và ngoài tỉnh) để phục vụ nhu cầu thu hoạch của nông dân.

I. Kế hoạch sản xuất Hè Thu 2013  

 Diện tích kế hoạch lúa Hè Thu toàn tỉnh 26.200 ha. Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt trên 85 %. Năng suất phấn đấu đạt 54,0 tạ/ha. 

Cơ cấu giống: Bố trí giống lúa ngắn ngày, cực ngắn gồm các giống chủ lực như: Khang dân, TH5, ĐV108, HT1, Iri352,... Tùy tình hình của từng địa phương, có thể bố trí giống PC6, QR1 tại các vũng thấp trũng, vùng có khả năng gieo cấy chậm thời vụ. Không nên bố trí các giống chưa được đánh giá, các giống đã được khuyến cáo không sử dụng như BC15…để tránh thiệt hại cho người nông dân.

Chú trọng công tác điều tra, thu thập lựa chọn giống lúa tốt để bố trí khảo nghiệm, sản xuất thử; tổ chức hội nghị đánh giá các giống lúa đã và đang thực hiện qua các vụ, xác định các giống lúa có triển vọng về năng suất, chất lượng để bổ sung vào cơ cấu.   

Thời vụ: Dự kiến thời gian thu hoạch vụ Đông Xuân này tập trung từ 01-10/5/2012, đến 15/5/2015 sẽ cơ bản thu hoạch xong toàn bộ diện tích,  thời vụ gieo cấy vụ Hè Thu 2013 ít căng thẳng hơn các năm trước. Tuy nhiên, để đề phòng ảnh hưởng xấu do hạn mặn gây ra trong vụ Hè Thu, các địa phương chỉ đạo bố trí thời gian làm đất hợp lý, tổ chức gieo cấy đúng lịch thời vụ của từng giống, tập trung từ 10-25/5/2013, đảm bảo thu hoạch  xong trước ngày 31/8/2013.

(Thời vụ cụ thể đối với từng loại cây trồng theo Công văn số 366 /HD-SNNPTNT ngày 22 tháng 4 năm 2013  về Hướng dẫn lịch thời vụ gieo trồng Hè Thu 2013)

 Khâu làm đất: Do thu hoạch vụ Đông Xuân sớm nên có thời gian chuyển vụ, các địa phương cần chú trọng nâng cao chất lượng làm đất, đảm bảo làm đất đúng yêu cầu kỹ thuật, vùi lấp kỹ tàn dư cây vụ trước. Tổ chức điều hành nhịp nhàng giữa khâu thuỷ lợi và làm đất, huy động và điều hành tốt các máy cày tư nhân, tập thể để có thể tiến hành gieo cấy ngay khi đến thời vụ.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Cần tập trung chỉ đạo vận động nông dân bón phân, chăm sóc ngay từ đầu vụ để lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Các đơn vị cung ứng vật tư xem xét tuỳ theo điều kiện cụ thể để có chính sách bán trả chậm, ứng trước vật tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất. Chi cục và các Trạm bảo vệ thực vật làm tốt công tác điều tra dự tính dự báo tình hình sâu bệnh, hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các địa phương triển khai tốt các biện pháp phòng trừ để hạn chế đến mức thấp những thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Cần quan tâm đến các đối tượng có khả năng phát sinh và gây hại nặng trong vụ Hè Thu này là rầy các loại, bệnh khô vằn, lem lép hạt, chuột...

 

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày