|
|
Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.347.516 Truy câp hiện tại 7.361
|
Ghi nhận hai loài cầy và nhiều loài động vật quý hiếm tại KBTTN Phong Điền, Thừa Thiên Huế Ngày cập nhật 22/09/2016
Trong nỗ lực tìm kiếm Gà lôi lam mào trắng - một loài chim trĩ đặc hữu của Việt Nam, hiện đang trong tình trạng “Rất nguy cấp” theo sách đỏ của Tổ chức bảo tôn thiên nhiên thế giới IUCN, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt (Viet Nature) đã liên tục tiến hành nhiều đợt khảo đa dạng sinh học bằng phương pháp bẫy ảnh tại bốn tỉnh miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế) từ năm 2011 đến nay. Tuy vẫn chưa tìm thấy Gà lôi lam mào trắng ở ngoài thiên nhiên hoang dã, kết quả bẫy ảnh đã mang lại cho giới bảo tồn Việt Nam và thế giới nhiều hy vọng khi ghi nhận 17 loài đang ở tình trạng bị đe dọa cấp độ toàn cầu, trong đó có một số loài tưởng như đã tuyệt chủng ở Việt Nam như Tê tê, Cầy vằn, Cầy giông sọc, v..v..
Tại Thừa Thiên Huê, chương trình bẫy ảnh của Trung tâm phối hợp cùng KBTTN Phong Điền đã ghi nhận 9 loài đang bị đe dọa ở cấp độ toàn cầu, trong đó có hai loài cầy đang ở tình trạng Nguy cấp (theo sách đỏ của IUCN năm 2016) là Cầy vằn (Owston’s Civet Chrotogale owstoni) và Cầy giông sọc (Large-spotted Civet Viverra megaspila). Loài Cầy vằn ở Việt Nam hiện mới chỉ được ghi nhận qua bẫy ảnh ở hai khu: KBTTN Phong Điền năm 2016 và Khu bảo tồn Saola Thừa Thiên Huế năm 2015. Trong khi đó loài Cầy giông sọc mới chỉ được ghi nhận lần đầu trong tự nhiên bằng phương pháp bẫy ảnh, tại KBTTN Phong Điền. Theo đánh giá gần đây nhất của IUCN vào tháng 6 năm 2016, Cầy giông sọc được cho là “có thể đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và Việt Nam”.
Ông Lê Trọng Trải, chuyên gia động vật học và quy hoạch bảo tồn, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, đánh giá “Việc ghi nhận hai loài cầy nói trên có ý nghĩa to lớn về khoa học và bảo tồn đối khu bảo tồn Phong Điền và cũng đã chứng tỏ rằng hoạt động săn bẫy, đặc biệt là dùng bẫy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền diễn ra với mức độ thấp hơn nhiều so với các vùng khác của vùng Bắc Trung bộ Việt Nam. Hy vọng rằng nhiều loài quý hiếm khác như Gà lôi lam mào trắng vẫn đang tồn tại đâu đó ở rừng Phong Điền”.
Khi được chia sẽ thông tin về ghi nhận hai loài cầy nói trên tại KBTTN Phong Điền, Tiến sĩ J. W. Duckworth, Điều phối nhóm đánh giá các loài thú ăn thịt nhỏ của IUCN, phân tích “Cả hai loài Cầy giông sọc và Cầy vằn, tháng 6 năm 2016 được đánh giá và nâng mức độ bị đe dọa từ Sắp nguy cấp (Vulnarable – VU) lên Nguy cấp (Endangered- EN). “Nguy cấp” là tình trạng bảo tồn bị đe dọa cao thứ nhì, chỉ sau tình trạng “Rất nguy cấp” (Critically Endangered – CR). Trong tổng số 170 loài thú ăn thịt nhỏ trên thế giới, chỉ có 10 loài (tức là gần 6%) đang bị đe dọa từ mức độ từ “Nguy cấp” trở lên. Tình trạng bảo tồn xấu đi của loài Cầy vằn và Cầy giông sọc phản ánh việc quần thể của chúng bị suy giảm rất nhanh do sự mất rừng kết hợp với tình trạng bị săn bắn quá mức ở những sinh cảnh phù hợp còn sót lại. Việc tìm thấy cả hai loài này ở một khu bảo tồn đã cho thấy tầm quan trọng to lớn về bảo tồn của khu này; cần ưu tiên đầu tư quản lý bảo vệ. Hiện tại có rất ít ghi nhận ở Việt Nam về hai loài này. ”
Lãnh đạo Viet Nature và một chuyên gia nhóm Bảo tồn Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam thăm KBTTN Phong Điền.
Nhóm bẫy ảnh của Việt Nature và KBTTN Phong Điền.
Cầy giông sọc Viverra megaspila (Nguy cấp) lần đầu tiên ghi nhận bằng phương pháp bẫy ảnh ở Việt Nam (chỉ duy nhất ở Phong Điền). Tháng 6 năm 2016, theo đánh giá của IUCN, loài này khả năng tuyệt chủng ở Việt Nam và Trung Quốc.
Loài cầy vằn Chrotogale owstoni (Nguy cấp), sau nhiều nỗ lực bẫy ảnh ở nhiều nơi, cuối cùng đã được tìm thấy ở khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền. Các tin khác
|
|
|