Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 25.336
Ủy ban nhân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Công điện về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm
Ngày cập nhật 28/02/2017

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Trong tháng 1/2017, Trung Quốc đã ghi nhận 109 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và cuối tháng 2/2013 cho đến nay đã có 1.174 người bị nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9, trong đó có 417 ca tử vong. Theo thông báo cua Tổ chức Nông nghiệp Lương thực - Liên Hiệp Quốc (FAO), kết quả giám sát trong tháng 01/2017 do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc công bố: Có 26 mẫu gia cầm và môi trường dương tính với vi rút cúm gia cầm A/H7N9, có 33 mẫu huyết thanh gia cầm dương tính với cúm gia cầm H7.

Theo thông báo của Tổ chức Thú  y thế  giới (OlE): Trong tháng 01/2017 đã xảy ra nhiều ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao như cúm gia cầm A/H5N2, A/H5N8 và A/H5N6 tại Trung Quốc. Như vậy, nguy cơ vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm độc lực cao khác (A/H5N2, A/H5N8) xâm nhiễm vào trong nước là rất cao, thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.

Thực hiện Công điện khẩn số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam và để chủ động kịp thời ngăn chặn, hạn chế thấp nhất vi rút cúm lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế:

a) Chỉ đạo các cấp, cơ quan chuyên môn, vận động người dân, người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người, Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 01/8/2014 của UBND tỉnh về phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018.

b) Phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến tận người dân để mọi người hiểu biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh này và thường xuyên chủ động phòng, chống dịch; bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng; không mua bán và ăn thịt gia cầm bị bệnh, ốm chết, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

c) Chủ động sử dụng kinh phí từ ngân sách địa phương để phòng chống dịch và hỗ trợ kịp thời người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu huỷ theo qui định

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp các ban, ngành thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm, hướng dẫn người nuôi gia cầm thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và các loại vắc xin khác theo qui trình; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh; quản lý, giám sát lâm sàng và lấy mẫu giám sát chủ động vi rút cúm trên gia cầm và môi trường tại chợ buôn bán gia cầm sống, trên gia cầm nhập lậu, tại khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm ổ dịch và vi rút lưu hành để xử lý kịp thời, không để lây lan ra diện rộng và lây nhiễm vi rút cúm cho người; thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi đặc biệt tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao như ổ dịch cúm gia cầm, chợ buôn bán, điểm thu gom gia cầm, cơ sở ấp nở và giết mổ gia cầm.

3. Sở Y tế: Hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa trên người chủ động và hiệu quả; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác giám sát dịch tễ; kịp thời phát hiện, tích cực cứu chữa bệnh nhân, ngăn chặn không để dịch xảy ra và lây lan.

4. Các Sở, ngành chức năng trong Ban chỉ đạo Chăn nuôi và Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thuỷ sản chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các lực lượng liên ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong phòng, chống dịch đặc biệt thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên quốc lộ 1A (chốt Thừa Lưu - Phú Lộc, Phong Thu - Phong Điền), đường Hồ Chí Minh (A Lưới); không cho nhập gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc vào địa phương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên; Thủ trưởng các Sở Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Cục Hải quan, Bộ đội Biên phòng tuỳ theo chức năng nhiệm vụ đã phân công chủ động phối hợp trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, đặc biệt là trong công tác kiểm soát buôn bán, vận chuyển gia cầm bị bệnh, gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ./.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày