Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 18.787
Tái thả Bồ nông chân hồng về lại môi trường tự nhiên tại khu vực đầm Cầu Hai
Ngày cập nhật 09/01/2019

BỒ NÔNG CHÂN HỒNG (Pelecanus onecrotalus) trưởng thành có đầu, cổ và mào lông trắng phớt hồng, đôi khi màu hồng lan cả đến lưng, vai và ngực. Phía trước phần dưới cổ có nhiều lông nhọn màu vàng đất hay vàng nâu nhạt. Các lông cánh sơ cấp đen với thân lông trắng, các lông cánh thứ cấp đen có nhiều chỗ trắng ở phiến ngoài và đôi khi lan cả sang phiến trong. Các phần còn lại của bộ lông màu trắng. Chim non có mặt lưng nâu nhạt, các lông bao cánh viền màu nhạt hơn. Ngực và bụng hầu như trắng, mắt đỏ hay đỏ gạch. Mỏ trên xanh, phần giữa hơi trắng, chóp mỏ và mép mỏ đỏ; mỏ dưới xanh ở phần gốc, vàng ở phần ngoài. Túi da, mặt và da quanh mắt vàng; trong mùa sinh sản màu vàng tươi hơn. Chân màu hồng, màng giữa các ngón vàng.

Kích thước: Chim đực: cánh: 680 - 720; đuôi: 160 - 180; giò:144 - 149; mỏ: 390 - 425 mm. Chim cái: cánh: 600 - 653; đuôi: 160 - 180; giò: 121 - 133; mỏ: 313 - 365 mm.

Phân bố: Bồ nông chân hồng là loài phân bố ở nửa Đông Châu Á, từ Xibêri đến Philipin, Đông Dương, Miến Điện và Ấn Độ. Ở Việt Nam loài này cũng có xuất hiện ở Trung bộ, nhưng tương đối hiếm.

Ngày 06/1/2019 một số hộ ngư dân phát hiện và bắt được trên khu vực đầm Cầu Hai (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), khi chúng xuống đầm phá tìm kiếm thức ăn, vướng mắc vào lưới và nò sáo.

Loài này thường sinh sống ở vùng đầm phá rộng lớn, vùng cửa sông hay ven biển. Đây là 02 trong 60 cá thể Bồ nông chân hồng sinh sản đang được Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật Việt Nam và Viện nghiên cứu động vật học Quảng Châu (Trung Quốc) tiến hành ký kết hợp tác nghiên cứu, với mục tiêu giám sát quá trình di trú và cảnh báo các hiện tượng thiên tai bất thường xảy ra. Một con được gắn chip điện tử dùng pin năng lượng mặt trời.

Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp Chi cục Kiểm lâm và Công an tỉnh vận động người dân giao nộp và tái thả lại môi trường tự nhiên tại khu vực đầm Cầu Hai.

Việt Nam là quốc gia đang tham gia vào Đối tác đường bay chim di cư tuyến Úc - Đông Nam Á nên việc bảo vệ các loài chim di cư là trách nhiệm nghĩa vụ của Việt Nam.

Do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân địa phương tham gia bảo tồn loài này./.

Các tin khác
Xem tin theo ngày