Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.307.239
Truy câp hiện tại 6.600
Một số biện pháp kỹ thuật phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho vật nuôi
Ngày cập nhật 07/05/2019

Hiện nay thời tiết đã chuyển sang mùa hè, nhiệt độ môi trường lên cao 38-41oC. Nắng nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi, nguy cơ phát sinh bệnh tật rất cao.

Để hạn chế những tác động bất lợi của thời tiết, bà con nông dân cần quan tâm thực hiện một số biện pháp sau:

1. Về chuồng trại và vườn chăn thả:

Chuồng trại đảm bảo thoáng mát và thông gió, che ánh nắng chiếu trực tiếp vào nền chuồng và tường chuồng. Trên mái và trần chuồng cần phủ thêm tranh tre, nứa lá; tạo bóng mát quanh chuồng và vườn chăn thả bằng cây xanh hoặc làm thêm mái che. Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung cần lắp đặt hệ thống làm mát như giàn phun mưa trên mái, hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng để làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi. Đối với chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học cần giảm độ dày đệm lót, làm thêm cầu đậu cho gà để chống nóng.

2. Mật độ nuôi:

Do nhiệt độ chuồng cao nên cần giảm mật độ nuôi so với khuyến cáo chung, nuôi nhốt với mật độ vừa phải để tạo sự thông thoáng trong chuồng nuôi. Cụ thể mật độ nuôi cho một số gia súc, gia cầm được trong mùa nắng nóng được khuyến cáo như sau: trâu bò: 4 - 6m2/con; dê: 1,8 – 2m2/con; lợn nái: 3 - 4m2/con; lợn thịt: 2m2/con; gà con úm: 50 - 60 con/m2; gà đẻ: 3 - 5con/m2; gà thịt: 6 - 8con/m2.

3. Chăm sóc nuôi dưỡng

Trong những ngày nắng nóng, quá trình trao đổi chất, tiêu hóa hấp thu của vật nuôi bị rối loạn, uống nước nhiều và giảm khả năng thu nhận thức ăn. Vì vậy chúng ta cần lưu ý tăng cường thức ăn xanh như rau xanh, cỏ tươi. Bổ sung thức ăn giàu đạm, giảm lượng thức ăn tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần, đặc biệt trong chăn nuôi lợn và gà công nghiệp.Nên thay đổi giờ ăn, cho ăn vào lúc sáng sớm, chiều mát hoặc vào ban đêm. Vào những ngày nắng nóng, cần giảm 5 – 10% lượng thức ăn so với những ngày bình thường. Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gia súc, gia cầm;tốt nhất nên lắp vòi uống tự động để đảm bảo gia súc, gia cầm luôn có nước để uống. Lưu ý bổ sung đầy đủ nước sạch tại chuồng cho trâu bò vào ban đêm, đối với gà thả vườn cần đặt máng ăn máng uống dưới mái che hoặc bóng cây không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

Không nên chăn thả trâu bò sau 10h trưa và trước 2h chiều để tránh bị cảm nóng, cảm nắng. Nên chăn thả ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.Thường xuyên tắm chải cho gia súc (1- 2 lần/ngày), chú ý không nên tắm vào buổi trưa và lúc nắng nóng.

Đối với gia súc sơ sinh hay theo mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm báo chúng phải luôn được mát và khô ráo. Tuyệt đối không làm ẩm ướt nền chuồng.

Vào những ngày nắng nóng không nên gây xáo trộn đàn. Nếu tiêm phòng cần thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cần bổ sung thêm các chất điện giải, các loại vitamin, nhất là vitamin C pha vào nước uống để tăng cường sức đề kháng, phòng chống “stress nhiệt” cho gia súc gia cầm.

4. Vệ sinh phòng bệnh:

Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; khơi thông cống rãnh để hạn chế phân, nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi; hạn chế ruồi, muỗi, bọ mạt, ve... bằng cách phát quang bụi rậm và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Theo dõi sức khỏe vật nuôi để phát hiện sớm gia súc, gia cầm ốm, chết để tiến hành cách ly, điều trị kịp thời để tránh lây lan mầm bệnh ra diện rộng.

Tiêm phòng bổ sung đầy đủVacxin cho gia súc, gia cầm trong diện tiêm.

Các tin khác
Xem tin theo ngày