Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.308.508
Truy câp hiện tại 7.598
Kết quả thực hiện mô hình “Ứng dụng TBKT tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất chua phèn’’ vụ Hè Thu 2019
Ngày cập nhật 28/10/2019

Kết quả thực hiện mô hình

“Ứng dụng TBKT tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất chua phèn’’

vụ Hè Thu 2019 

 

Vụ Hè Thu 2019, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với HTXNN Hương Hồ 1 - Hương Trà, HTXNN Thủy Dương - Hương Thủy, HTXNN Quảng Thọ 1; Thắng lợi; Kim Thành – Quảng Điền, HTXNN Trung Thạnh– Phong Điền triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa trên đất nhiễm chua phèn’’với diện tích 60ha, trong đó có 30 ha sử dụng giống lúa Khang Dân, 10 ha giống lúa HN6 và 20 ha giống lúa TH5.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 50% giống lúa, 50% phân bón, thuốc BVTV. Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức cung ứng giống lúa, vật tư phân bón, thuốc BVTV đầy đủ, kịp thời theo định mức hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân thực hiện tốt mô hình.

          Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với các HTXNN tổ chức 4 hội nghị đầu bờ tham quan, đánh giá mô hình và 3 lớp tập huấn nhân rộng kết quả mô hình. Kết quả mô hình cho thấy, việc sử dụng phân bón NPK 14-5-30 có hàm lượng Kali lớn vào giai đoạn thúc đòng thay cho việc bón phân Ure và Kali giúp nông dân thuận tiện cho việc sử dụng và cân đối được dinh dưỡng nên cây lúa có bộ lá xanh lâu hơn vào giai đoạn lúa chín, hơn nửa việc bổ sung phân bón lá Siêu Kali vào giai đoạn trước trổ và sau khi trổ xong đã góp phần tăng khả năng tích luỹ chất khô nên hạt lúa sáng và tỷ lệ vào chắc cao. Do đó, ruộng lúa mô hình sử dụng giống TH5, Khang Dân và HN6 có năng suất cao hơn so với ruộng đối chứng khoảng 1- 2 tạ/ha. Về hiệu quả kinh tế, việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất trong mô hình đã làm năng suất lúa ở các điểm cụ thể là: HTX Trung Thạnh:  500.000 đ/sào; HTX Thắng Lợi: 500.000 đ/sào; HTX Hương Hồ: 675.000 đ/sào;  HTX Thủy Dương: 717.000 đ/sào, HTX Quảng thọ 1: 689.000đ/sào, HTX Kim Thành: 849.000đ/sào, thực hiện tăng lên so với ruộng đối chứng (sử dụng phân bón theo tập quán của người dân), điều này đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho bà con nông dân tham gia

            Qua các Hội nghị đầu bờ bà con nông dân đã có nhiều ý kiến tham gia thảo luận và thống nhất với kết quả đạt được từ mô hình. Bên cạnh đó, các HTXNN và bà con nông dân mong muốn nhân rộng mô hình ở nhiều địa điểm trên địa bàn để bà con có thể tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suât, chất lượng cây lúa./.

 

                                Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày