Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.306.776
Truy câp hiện tại 6.283
Ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa tại một số xã khó khăn của tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 19/04/2021

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển ở các vùng khó khăn là vấn đề rất cấp thiết, được các ban ngành trong tỉnh và người dân hết sức quan tâm. Vụ Đông Xuân 2020 – 2021 thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với HTX nông nghiệp Tam Giang, huyện Quảng Điền, triển khai thực hiện mô hình “ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa tại xã khó khăn ” với quy mô 08 ha.

HTX nông nghiệp Tam Giang thuộc xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ven phá Tam giang, là địa phương gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra, đất đai bạc màu, thiếu độ phì, đất nhiễm chua phèn nặng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Người nông dân gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật canh tác, hiệu quả sản xuất lúa chưa cao cho nên vẫn chưa mạnh dạn đầu tư thâm canh, vẫn còn tình trạng sử dụng thóc thịt để làm giống, bón phân chưa đủ cho nhu cầu của cây, kỹ thuật bón phân vẫn còn những hạn chế như bón không cân đối, không đúng các thời kỳ sinh trưởng cây lúa dẫn đến trình trạng lãng phí phân bón, hiệu quả sử dụng phân thấp. Tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn còn khá phổ biến ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, môi trường và làm giảm hiệu quả, sản xuất lúa không bền vững.

Tham gia thực hiện mô hình, nông dân được hỗ trợ 50% lúa giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, bà con còn được tập huấn kỹ thuật ngâm ủ giống, làm đất, gieo sạ, bón phân cân đối và hợp lý, chăm sóc lúa theo các giai đoạn sinh trưởng, cánh nhận biết, phân biệt các đối tượng gây hại trên đồng ruộng, thời điểm và phương pháp phòng trừ.

So với kỹ thuật canh tác truyền thống, trong mô hình này  người dân sử dụng giống lúa xác nhận để gieo cấy,  bón lót phân vi sinh và NPK ngay từ đầu vụ, bón phân cân đối theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đồng thời  áp dụng chương trình quản lý dịch hại IPM trong phòng trừ sâu bệnh.  

Qua đánh giá bước đầu, cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đồng đều, cây cao, thân cứng, bông dài, ít bị sâu bệnh hại; các hộ tham gia tích cực hưởng ứng, áp dụng và đánh giá cao việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa. Kết quả đạt được của mô hình góp phần rất lớn lan tỏa việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người dân ở các vùng lân cận, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ở các vùng còn khó khăn.

Các tin khác
Xem tin theo ngày