Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 1.355
Kết quả triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 01/10/2021

Với lợi thế là tỉnh có nhiều sản phẩm nông đặc sản lợi thế từ cộng đồng địa phương trong các làng nghề, làng nghề truyền thống; du lịch là thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội. Nhờ sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thừa Thiên Huế là 1/12 tỉnh chỉ đạo điểm trong cả nước, mặc dù trong năm 2020 chưa đạt mục tiêu về công nhận sản phẩm đạt chuẩn 5 sao, tuy nhiên, việc tham gia là tỉnh điểm với các mô hình sản phẩm cụ thể đã hình thành phong trào tham gia OCOP trong cộng đồng doanh nghiệp; tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia và phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế trong việc nâng cấp hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu tổ chức kinh tế theo hướng liên kết. 

Năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có nội dung “Hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP”.

Đến nay đã có 1 sản phẩm (Sản phẩm mây tre đan Bao La) đã được đánh giá và phê duyệt phân hạng là sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 sao. Trong năm 2021, sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP hướng đến 5 sao.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định phê duyệt 3 dự án xây dựng mô hình điểm cho 3 sản phẩm (Mây tre đan Bao La, Nước mắm và mắm làng nghề Tân Thành, Nước mắm và mắm làng nghề Phú Thuận) trên cơ sở hoàn thiện dự án dựa vào ý kiến thẩm định của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, sự thống nhất của các địa phương và chủ thể kinh tế cam kết thực hiện các dự án; Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung công việc: (1) Tổ chức các hội nghị, đề xuất kế hoạch triển khai chỉ đạo điểm. Để đảm bảo cơ sở pháp lý và thực tiễn của các dự án, các chủ thể kinh tế đã phối hợp đơn vị tư vấn, địa phương để lập các dự án; lấy ý kiến và đã được địa phương, sở ban ngành tham gia; (2) Đào tạo tập huấn cho tất cả thành viên Ban quản trị và các xã viên trong HTX, xây dựng các bộ chiến lược hoạt động của HTX nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức hoạt động theo đúng Luật HTX 2012, hoạt động ổn định có hiệu quả. (3) Xây dựng 3 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. (4) Chuẩn hóa và thiết kế 3 bộ nhận diện thương hiệu cho 3 sản phẩm, hoàn thiện thủ tục đăng ký chứng nhận sở hữu trí tuệ cho 3 sản phẩm và xây dựng bộ cẩm nang các sản phẩm. (5) Xây dựng 3 phương án/kế hoạch phát triển thị trường, trang bị hệ thống quản lý phân phối và bán hành có áp dụng công nghệ 4.0 và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế. (6) Tư vấn hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP. (7) Xây dựng nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị. Xây dựng khu sản xuất, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm, khu nhà truyền thống. Đầu tư 7 loại máy móc, 2 hệ thống sản xuất nước mắm, 800 lu mành là các loại trang thiết bị vật dụng mới để nâng cao giá trị sản phẩm. Áp dụng quy trình kỹ thuật và xây dựng các chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng gắn với vùng nguyên liệu: Hỗ trợ xây dựng 02 chứng nhận HACCP/ISO cho sản phẩm nước mắm. Nâng cấp sân phơi, xây dựng khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Xây dựng khu nhà truyền thống; Mua nguyên liệu sản xuất sản phẩm từ vùng nguyên liệu liên kết.

Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thừa Thiên Huế có những khó khăn, hạn chế sau: (1) Trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về Chương trình OCOP. Năm 2019-2020, các địa phương, chủ thể phối hợp với các đơn vị tư vấn tại Hà Nội, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid 19 nên việc tiếp xúc trao đổi và hội họp trực tiếp có phần hạn chế, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án. Một số đơn vị tư vấn chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn. Trong quá trình triển khai chưa phối hợp tốt giữa các bên (chủ thể kinh tế, chính quyền huyện, xã) do đó làm ảnh hưởng đến đến tiến độ, chất lượng sản phẩm chuẩn hóa. (2) 2 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm là các sản phẩm đặc trưng, truyền thống từ chủ thể kinh tế - hợp tác xã trong các làng nghề truyền thống đã được công nhận của tỉnh. Tuy nhiên năng lực các chủ thể kinh tế còn hạn chế, tư duy sản xuất nhỏ lẻ, ảnh hưởng đến triển khai các dự án. (3) Mặc dù Tỉnh có lợi thế về du lịch, tuy nhiên do dịch bệnh Covid và thiên tai, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn nên không có chủ thể kinh tế chủ động đề xuất đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. (4) Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2020 Tỉnh chưa có chính sách chi nội dung OCOP nên việc tham mưu, cân đối nguồn vốn khó khăn. Năm 2021 nguồn vốn trung ương phân bổ muộn nên chưa có kinh phí triển khai dự án.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình chỉ đạo điểm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Thừa Thiên Huế Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương 2 nội dung sau: (1) tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu triển khai, hoàn thành Kế hoạch chỉ đạo điểm của Trung ương. (2) bố trí vốn cho Tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai các mô hình cho giai đoạn 2021-2025 là 15.000 triệu đồng./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày