Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.302.690
Truy câp hiện tại 4.089
Phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng xanh, bền vững giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 23/05/2022

Trong những năm qua, mặt dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng nông nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Nông nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp, bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển, sản phẩm chưa có thương hiệu, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn quá ít.

Thời gian qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đang có những bước phát triển khá toàn diện, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt bình quân 3,5%/năm, nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành bước đầu đạt được kết quả nhất định; an ninh lương thực được đảm bảo; kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đầu tư đồng bộ; đời sống dân cư nông thôn ngày càng được nâng cao.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 70.000 ha, chiếm 13,9% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh(trong đó: lúa 31.000 ha, cây ăn quả 3.200ha, rau màu và cây hàng năm khác 9.800 ha…); diện tích gieo trồng lúa cả năm đạt khoảng 54.000 ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 31%, năng suất lúa trung bình hàng năm đạt trên 60tạ/ha, sản lượng lúa khoảng 325 nghìn tấn, đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn với diện tích hơn8.000ha.Thời gian tới, Thừa Thiên Huế tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa chất lượng cao đạt trên 50% diện tích lúa, mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn có hợp tác, liên kết;tiếp tụcphát triển các loại cây trồng chủ lực, đặc sản của tỉnh.

Thừa Thiên Huế có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt, lợn, gia cầm; tổng đàn trâu bò hiện có khoảng 42.600 con, đàn lợn 140.000 con và gia cầm hơn 4,4 triệu con. Đã chú trọng nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, gắn với xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung cách biệt khu dân cư, đảm bảo điều kiện về môi trường,đang chuyển dần theo hướng chăn nuôi gia trại có cải tiến, chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi hữu cơ.Hiện nay, toàn tỉnh có hơn390cơ sở chăn nuôi đạt quy mô trang trại, chiếm khoảng40% số lượng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2021 đạt 1.100 tỷ đồng, tổng sản lượng thịt hơi gia súc gia cầm đạt 31.000 tấn.

Với lợi thế có 120 km bờ biển và 22.000 ha đầm phá, Thừa Thiên Huế đã chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu của thị trường, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái.Trong đó các công nghệ tiên tiến đã được ứng dụng để nâng cao năng suất và giá trị, phát triển vùng nuôi tôm trên cát ven biển, lấy tôm thẻ chân trắng là đối tượng sản xuất chủ lực để phục vụ xuất khẩu.Đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ đạt hơn 5.700 ha, nuôi nước ngọt 2.000 ha; tổng số tàu xa bờ chiều dài trên 15m có trên 400 chiếc; tổng sản lượng thủy sản bình quân hàng năm khoảng 59.000 tấn;giá trị sản xuất đạt trên 2.200 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 45 triệu USD.

Với tiềm năng đất lâm nghiệp hơn 325.000 ha, hàng năm tỉnh trồng mới rừng tập trung đạt hơn 6.000 ha; đến nay diện tích trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt hơn 10.700 ha; duy trì ổn định độ che phủ rừng đạt trên 57,15%.Tổng sản lượng gỗ rừng trồng khai thác hàng năm đạt khoảng 600.000m3; giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2021 đạt khoảng 630 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 83 triệu USD.Thời gian tới, tỉnh tiếp tục phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế xã hội lẫn môi trường; cơ cấu lại các loại rừng, chú trọng trồng rừng phòng hộ, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉquản lý rừng bền vững.

Vận hành tốt hệ thống thủy lợi hiện có để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nguồn nước tưới được duy trì ổn định. Toàn tỉnh có hơn 800 công trình thủy lợi, bao gồm 74 hồ chứa nước và các hồ chứa nhỏ vùng cát khác, 275 đập dân loại nhỏ, 482 trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho hơn 60.000 ha đất nông nghiệp.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trường, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến nay các địa phương trong tỉnh đã nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, đã xây dựng được 40 nhà lưới với tổng diện tích khoảng 55.000m2; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tiếp tục phát triển mở rộng với hơn 5.100 ha lúa vàrau các loại; sản xuất hữu cơ hơn 500ha, nuôi lợn hữu cơ khoảng 7.500 con mỗi năm; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng theo Globalgap, ASC, BMP khoảng 120 ha, nuôi trong nhà bạt theo công nghệ Biofloc hơn 80ha, ngoài ra đã có 12 ha nuôi trồng thủy sản sản xuất theo chuẩn VietGAP.

Trong những năm qua, mặt dù đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng nông nghiệp nông thôn Thừa Thiên Huế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Nông nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh thấp, bảo quản, chế biến sau thu hoạch chưa phát triển, sản phẩm chưa có thương hiệu, đặc biệt doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn quá ít.

Để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển ngành nông nghiệp như chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025, ngoài ra tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, phù hợp với thực tiển sản xuất nông nghiệp của Thừa Thiên Huế với các trọng tâm như sau:

(1)Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, trước hết là trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh, sau đó là các loại rau, hoa, cây ăn quả và cây dược liệu. (2) Phát triển chăn nuôi trang trại và gia trại đảm bảo an toàn sinh học đối với các vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh.(3)Tiếp tục phát triển trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ.(4) Tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, trên cơ sở chú trọng phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất, đồng thời củng cố tổ chức hợp tác xã để làm hạt nhân trong các khâu kiên kết. Phát triển những sản phẩm đặc sản, có lợi thế của mỗi địa phương thành các sản phẩm OCOP.(5) Chú trọng phát triển các giá trị phi nông nghiệp thông qua các hoạt động như phát triển nông nghiệp gắn với du lịch ở nông thôn, phát triển du lịch sinh thái dựa vào các hệ sinh thái tự nhiên.(6)Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn,trọng tâm là rà soát ứng dụng các công nghệ số phù hợp vào quy trình quản lý, quy trình sản xuất theo từng lĩnh vực của Ngành.

Để nông nghiệp Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, cần thiết phải đổi mới cơ chế chính sách, trọng tâm là chính sách đất đai, tổ chức lại sản xuất một cách hợp lý, đặc biệt là phải thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để dẫn dắt khâu sản xuất, định hướng thị trường, tạo động lực để phát triển nông nghiệp. Đồng thời, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ tiên tiến và công nghệ cao là khâu đột phá, then chốt. Với những tiềm năng lợi thế sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong những năm tiếp theo nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành quả to lớn vàđưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày