Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.322.354
Truy câp hiện tại 16.061
GIÁM ĐỐC SỞ NGUYỄN ĐÌNH ĐỨC CHỦ TRÌ HỌP BÀN VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Ngày cập nhật 03/04/2024

Nông nghiệp muốn phát triển bền vững và lớn mạnh hơn đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cùng người làm nông phải có cái nhìn khái quát về tình hình hiện tại và chủ động cải thiện những vấn đề khó khăn trước mắt.

Trong bối cảnh nền nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng hiện đang gặp nhiều bất cập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có buổi họp bàn về một số giải pháp để phát triển trong lĩnh vực Nông nghiệp vào ngày 21/3/2024. Cuộc họp do đồng chí Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở chủ trì.

Tham dự họp có đồng chí Lê Văn Anh - Phó Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng, Trưởng Phòng Kế hoạch, Tài chính Sở, Lãnh đạo các đơn vị: Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông; đại diện Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố Huế, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã; Giám đốc một số Hợp tác xã nông nghiệp điển hình.

Trên cơ sở những vấn đề khó khăn được bàn bạc, thảo luận trong cuộc họp, lắng nghe ý kiến phát biểu của đại diện Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã và các thành viên dự họp, đồng chí Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đã nêu ra một số giải pháp như sau:

1. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

- Cần chủ động rà soát, xác định các mô hình hay, cách làm mới, có hiệu quả để tập trung chỉ đạo phát triển, phấn đấu mỗi xã có một mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở các chính sách hiện có, tích cực triển khai hỗ trợ các mô hình này; đối với các mô hình chưa có chính sách hỗ trợ, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ nghiên cứu, tham mưu ban hành chính sách cụ thể để hỗ trợ phát triển.

- Vận động bà con nông dân thành lập các tổ nhóm sản xuất cùng một loại sản phẩm để hỗ trợ nhau trong sản xuất (về kỹ thuật, giá cả vật tư đầu vào, thị trường,…) nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo tiền đền thành lập hợp tác xã khi đủ điều kiện.

- Rà soát các địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn để tập trung hỗ trợ phát triển thành sản phẩm OCOP du lịch nông thôn. Nghiên cứu các quỹ đất ven điểm du lịch, khu di tích để xây dựng mô hình nông nghiệp trải nghiệm nhằm tranh thủ, thu hút khách du lịch khi tham quan tại các điểm này.

- Thúc đẩy phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp tuần hoàn theo nguyên tắc “phế phụ phẩm của hình thức sản xuất này là đầu vào của hình thức sản xuất khác”, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tối ưu hóa giá trị gia tăng, giảm phát thải; hướng đến nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa trong các khâu sản xuất. Rà soát, đề xuất, đặt hàng nghiên cứu chế tạo các máy móc đa dụng, tích hợp nhiều tính năng để nâng cao hiệu suất sử dụng.

2. Chi cục Trồng trọt và BVTV

- Chủ trì nghiên cứu xây dựng các chương trình, đề án, chính sách nhằm bảo tổn, phục tráng các loại cây ăn quả đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với địa phương để chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu Lãnh đạo Sở các vấn đền liên quan đến quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp (đặc biệt quan tâm các vấn đề về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chỉ đạo sản xuất, phòng trừ dịch bệnh …).

- Tổng hợp các đề xuất đặc hàng nghiên cứu, sản xuất máy móc phục vụ cơ giới hóa.

3. Chi cục Phát triển nông thôn

- Chủ trì, theo dõi, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương thực hiện thí điểm thành lập các tổ nhóm liên kết sản xuất một loại sản phẩm nông nghiệp; phấn đấu năm 2024 ít nhất mỗi đơn vị cấp huyện hình thành được 03 tổ nhóm liên kết sản xuất.

- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với địa phương để chủ động nắm tình hình, kịp thời tham mưu Lãnh đạo Sở các vấn đền liên quan đến quản lý nhà nước đối với lĩnh vực phát triển nông thôn (đặc biệt quan tâm các vấn đề về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phát triển sản phẩm OCOP, làng nghề…).

4. Trung tâm Khuyến nông

- Rà soát toàn bộ các mô hình khuyến nông đã thực hiện từ năm 2020 đến nay, xác định các mô hình hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng tại có địa phương có điều kiện thực hiện (kinh phí tuyên truyền từ kinh phí hoạt động khuyến nông năm 2024 và các nguồn hợp pháp khác).

- Chủ trì hướng dẫn các địa phương thực hiện nội dung “xây dựng mỗi xã mỗi mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp”.

5. Phòng Kế hoạch, Tài chính Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì rà soát toàn bộ các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiện có và tổng hợp đề xuất của các đại phương đề tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ phù hợp với định hướng, nguồn lực và thực tiến sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Để phát triển nền nông nghiệp của tỉnh nhà theo hướng bền vững, toàn diện cần sự chung tay nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt cơ quan quản lý nhà nước cần phát huy tốt vai trò dẫn dắt, định hướng cho người dân, nghiêm túc xác định những tồn tại, hạn chế, thực hiện các giải pháp khắc phục, nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững./.

TÔN THẤT NIỆM - VPS
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày