Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 6.676
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 01/6 đến 07/6/2016
Ngày cập nhật 08/06/2016

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

(Từ ngày 01/6/2016 đến ngày 07/6/2016)

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:

          - Nhiệt độ: TB: 39,10C; Cao nhất: 42,20C; Thấp nhất: 24,30C.

          - Độ ẩm: TB: 90,2%; Thấp nhất: 39%.

          - Ngày mưa: 05 ngày (mưa giông vào chiều, tối).

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

* Lúa Đông Xuân muộn: Diện tích thực hiện 859 ha. Diện tích lúa trổ - chắc xanh: 609 ha, diện tích thu hoạch 250 ha (Vinh Hà, Vinh Thái– Phú Vang).

* Lúa Hè Thu:

- Kế hoạch sản xuất 25.493 ha. Diện tích đã gieo cấy: 24.039 ha (sạ 23.892 ha; cấy 147 ha. Trong đó Hè Thu sớm 191 ha, đang giai đoạn làm đòng- trổ).

- Diện tích lúa mới sạ bị chết phải gieo sạ lại: 156,75 ha. Trong đó, do chua, phèn: 121 ha (Quảng An 60 ha, Quảng Vinh 55 ha, Quảng Thái 6 ha-Quảng Điền). Do mưa lớn gây ngập úng vào ngày 28, 30-31/5/2016: 35,75 ha (An Đông, Tây An-Huế; Phong Xuân, Phong Chương-Phong Điền; Thủy Vân-Hương Thủy; Hương Chữ-Hương Trà,…).

          b) Cây trồng khác

Cây trồng

     Diện tích (ha)

GĐST

Rau

1.902,0

1.037,0

Phát triển thân lá

Thu hoạch

Lạc

1.204,0

1.988,5

Phát triển quả

Thu hoạch

Khoai lang

1.970,0

Phát triển thân lá, củ

Cây sắn

6.923,0

Phát triển thân lá, củ

Ngô

             10,0

1.188,6

Phát triển quả

Thu hoạch

Ném

190,0

Thu hoạch xong

Cây ăn quả

       3.459,0  

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cà phê

         37,0

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cao su

+ Kinh doanh

+ KTCB

 

 

       7.409,0

       1687,0

 

 

Phát triển cành lá

Phát triển cành lá

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua 

1. Trên cây lúa

          a) Lúa Đông Xuân muộn

          - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 25ha (giảm 60 ha so với tuần trước), mật độ rầy 750-1.500 con/m2 (Vinh Hà, Vinh Thái-Phú Vang).

          - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 350 ha (giảm 300 ha so với tuần trước, chủ yếu do diện tích nhiễm bệnh đã thu hoạch), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3.

          Các đối tượng sinh vật khác gây hại như sâu cuốn lá nhỏ, lem lép hạt, chuột,…mật độ và tỷ lệ thấp.

          b) Lúa Hè Thu

Do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao đã thúc đẩy quá trình phân hủy gốc rạ nhanh, đồng thời gặp mưa dông vào chiều tối, nước phủ kín mặt ruộng, oxy trong không khí không đi vào trong đất để cung cấp cho các vi sinh vật háo khí hoạt động, quá trình phân giải gốc rạ chủ yếu do vi sinh vật kỵ khí, sản phẩm phân giải là các khí độc như CH4, CO2, H2S, NH3,...và  các axít hữu cơ (acetic, butyric, lactic,..) gây ngộ độc cho cây lúa, nhất là các diện tích mới gieo sạ, làm đất không kỹ mặt ruộng không đồng đều, ruộng không thoát nước tốt, không bón lót vôi, phân lân trước khi gieo sạ (Trường hợp không bị mưa dông mặt ruộng khô ráo, oxy trong không khí đi vào trong đất, cung cấp cho vi sinh vật háo khí hoạt động phân hủy gốc rạ, tạo ra các sản phẩm CO2, NO-, SO-2, H2O và chất mùn, CO2 thoát ra khỏi đất không gây ngộ độc cho cây lúa, còn , NO-, SO-2 là dưỡng chất được cây lúa hấp thụ).

 Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 1.745 ha (tăng 1.544,5 ha so với tuần trước, tăng 1.355 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 3-5 con/m2, nơi cao 50-100 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 423 ha, diện tích nhiễm nặng 112 ha. Phân bố: Huế 20 ha, Hương Thủy 40 ha, Hương Trà 730 ha (nặng 110 ha), Quảng Điền 150 ha, Phong Điền 30 ha (nặng 2 ha), Phú Vang 775 ha.

Các đối tượng sinh vật gây hại khác như sâu cuốn lá nhỏ, rầy, bọ trĩ, chuột,… gây hại rải rác mật độ và tỷ lệ thấp. Lượng thuốc chuột đã sử dụng 426,5 kg (Racumin), thu đuôi chuột số lượng khoảng 55.650 con.

2. Cây trồng khác

          a) Cây cao su

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

          b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 315 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 125 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, nơi cao 20%. Phân bố: Huế 10 ha (Thủy Biều); Hương Trà 250 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 35 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).

- Bệnh muội đen: Diện tích nhiễm 205 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 205 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, nơi cao 30-40%. Phân bố: Huế 5 ha (Thủy Biều); Hương Trà 200 ha (Hương Vân, Hương Hồ).

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bọ xít chích quả, bệnh vàng lá greening, ... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

          c) Cây Sắn

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 200 ha (tăng 100 ha so với tuần trước, giảm 250 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 1000-3000 con/m2 (Hương Trà).

- Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

          d) Cây lạc

Các đối tượng sinh vật gây hại: sâu khoang, sâu ăn lá, lỡ cổ rễ, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

          e) Cây rau

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 35 ha (không tăng so với tuần trước), mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 30 con/m2, trong đó diện tích nhiễm nặng 5 ha (Hương An, La Chữ - Hương Trà).

- Dòi đục lá: Diện tích nhiễm 30 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-10% (Hương Trà).

- Bệnh khô đầu lá trên cây hành; sâu xanh da láng trên cây hẹ; sâu tơ, sâu xanh, bệnh đốm lá, héo rũ trên cây rau khác gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp (Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Huế,...).

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

1. Cây lúa

+ Đông Xuân muộn: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn tiếp tục gây hại giai đoạn lúa chắc xanh đến chín sáp.

+ Hè Thu: Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại gia tăng trên diện tích nhiễm chưa được phòng trừ, nhất là các chân ruộng mới gieo sạ, mặt ruộng không bằng phẳng, diện tích mới đưa nước vào ruộng. Bọ trĩ gây hại trên diện tích gieo sạ không bón lót, chăm sóc kém. Các đối tượng sinh vật khác phát sinh gây hại mật độ, tỷ lệ thấp.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, bọt xít chích quả... gây hại trên cây ăn quả.

          - Bệnh héo rũ, bệnh đốm lá, sâu ăn tạp,... gây hại cây lạc; bệnh thán thư, khô đầu lá, sâu ăn tạp, dòi đục lá,..gây hại rau; nhện đỏ, bọ phấn, đốm lá,... gây hại cây sắn.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

          a) Đối với lúa Đông Xuân muộn

          - Tiếp tục theo dõi chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp, nhất là trên các diện tích lúa giai đoạn chắc xanh đang nhiễm rầy.

          b) Đối với Hè Thu

          - Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ gieo cấy diện tích còn lại.

          - Đối với các chân ruộng thường bị chua phèn hàng năm cần hướng dẫn nông dân nạo vét rãnh thoát nước trong ruộng và điều tiết nước hợp lý để hạ phèn, hạn chế ảnh hưởng sinh trưởng phát triển cây lúa; hướng dẫn chăm sóc, tỉa dặm, bón thúc sớm khi lúa được 3 lá để cây lúa phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sinh vật gây hại. Đối với những diện tích đã gieo sạ đang bị nhiễm chua, phèn cần tháo cạn nước trong ruộng, để mặt ruộng khô ráo đến nứt chân chim, sau đó đưa nước vào ruộng, kết hợp bón tăng cường phân lân nung chảy hoặc phân lân hạ phèn để thau chua, rửa phèn.

          - Chỉ đạo công tác diệt chuột, ốc bươu vàng bằng mọi biện pháp để hạn chế mật độ, lây lan.

          - Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý.

Lưu ý: Các địa phương cần khuyến cáo nông dân không lạm dụng thuốc BVTV để phun trừ các đối tượng sâu, bệnh cho lúa trong giai đoạn này. Đồng thời tăng cường kiểm tra, quản lý việc kinh doanh buôn bán và sử dụng thuốc BVTV

2. Cây trồng khác         

a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn vệ sinh vườn, phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

c) Cây sắn: Theo dõi nhện đỏ gây hại và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, vệ sinh, thu gom lá bị hại nặng để tiêu hủy hạn chế lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời.     

d) Cây lạc: Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, nhất là đối với vùng gieo lạc Hè Thu khẩn trương làm đất, chuẩn bị giống để gieo đúng lịch thời vụ.

e) Cây rau: Hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký trên cây rau, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc ‘‘4 đúng’’ nhằm đảm bảo thời gian cách ly, an toàn thực phẩm cho người sử dụng. 

                                                                                                                                        Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế

Các tin khác
Xem tin theo ngày