Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.351.318
Truy câp hiện tại 9.309
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Ngày cập nhật 26/03/2021

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được kết quả quan trọng: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về an toàn thực phẩm đã chuyển biến mạnh; Công tác quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn thực phẩm có tiến bộ; Đã hình thành một số chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, từng bước giải quyết những khó khăn, thách thức về công tác an toàn thực phẩm tại địa phương.

Đảng bộ, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn luôn quan tâm chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng uỷ Sở phụ trách lĩnh vực Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản. Xác định an toàn thực phẩm (ATTP) luôn là vấn đề nóng và được quan tâm đặc biệt trong đời sống xã hội; nó không chỉ diễn ra ở các quốc gia đang phát triển, kém phát triển mà còn xảy ra ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng thường xuyên, trực tiếp đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh toàn xã hội. Đảm bảo chất lượng thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển xã hội, là nền tảng của sự phát triển kinh tế đất nước.

Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài, là chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Đảng uỷ, lãnh đạo Sở đã chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc đặc biệt là các Chi cục làm nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước chuyên ngành tham mưu kịp thời để hướng dẫn, tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của nhân dân về an toàn thực phẩm, về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân để bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, không chính xác về an toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân về thực phẩm an toàn ở địa phương.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đạt được kết quả quan trọng: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về an toàn thực phẩm đã chuyển biến mạnh; Công tác quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn thực phẩm có tiến bộ; Đã hình thành một số chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, từng bước giải quyết những khó khăn, thách thức về công tác an toàn thực phẩm tại địa phương.

 Toàn Ngành đã tổ chức được 983 lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo với hơn 4.200 lượt người tham dự; in và phát hơn 41.000 tờ rơi, tờ bướm có nội dung tuyên truyền về ATTP đến người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Xây dựng hơn 300 phóng sự, bản tin trên Đài Phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1). Nhìn chung, qua công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP giúp người sản xuất, kinh doanh chấp hành tốt các quy định của pháp luật đối với ngành nghề hoạt động, từng bước nâng cao nhận thức cho người sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng và ATTP, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. 

Năng lực và chất lượng trong công quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từng bước được nâng cao. Các Đoàn Thanh kiểm tra ATTP được thành lập vào các dịp lễ, tết, tháng hành động, tết trung thu...tiến hành kiểm tra, lấy mẫu giám sát chất lượng sản phẩm góp phần cảnh báo các mối nguy, các hóa chất còn tồn dư trong thực phẩm. Việc Thanh kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện chưa đúng các quy định về an toàn thực phẩm đã chấn chỉnh, răn đe và làm giảm nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm.

Đã làm tốt công tác hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện sản xuất nông sản, thực phẩm sạch, an toàn trong các lĩnh vực: Trồng trọt; trong chăn nuôi (có trên 15 cơ sở chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học với tổng số gia súc nuôi trên 500 con lợn và 01 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ với quy mô 500 con/lứa. Có 05 cơ sở chăn nuôi được cấp Giấy chứng nhận phù hợp với Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP))

Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm: Đã tổ chức lấy hơn 1.200 mẫu thực phẩm nông lâm thuỷ sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATTP, và thực hiện test nhanh hơn 1.500 mẫu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác lãnh đạo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn một số tồn tại hạn chế: Nhận thức trách nhiệm của các cấp lãnh đạo trong công tác quản lý nhà nước của một số đơn vị, địa phương còn chưa cao nên sự chỉ đạo thiếu kiên quyết. Hiện nay, chưa có quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền với công tác quản lý chất lượng ATTP trên địa bàn quản lý.  Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của một số người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, còn sử dụng chất cấm trong sản xuất thực phẩm, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không ghi rõ thời hạn sử dụng, không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y… Công tác phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh ATTP giữa các ngành, địa phương còn nhiều bất cập. Hoạt động thanh, kiểm tra liên ngành về vệ sinh ATTP chưa thường xuyên, chủ yếu tập trung vào thời điểm Tháng hành động vì VSATTP. Thiếu trang thiết bị kiểm tra nhanh tại hiện trường, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra về vệ sinh ATTP.

Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm là vấn đề của toàn xã hội. Do vậy các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, tổ chức triển khai quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện. Cần Xây dựng, kết nối giữa các cơ sở sản xuất thực phẩm ban đầu với các cơ sở sơ chế, chế biến và kinh doanh thực phẩm đã hình thành được các chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, dễ thực hiện việc truy xuất sản phẩm.

Để tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp sau:

Thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp trên ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời trong công tác quản lý ATTP thuộc Ngành quản lý; Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến kiến thức và quy định pháp luật về ATTP cho các cơ sơ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức đối với doanh nghiệp, nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng về vấn đề về ATTP; Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền có các nội dung về ATTP đa dạng; Phối hợp với các Công ty sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo cho bà con nông dân thảo luận, đưa ra những biện pháp canh tác, quản lý sinh vật gây hại, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả về ATTP.

Tiếp tục thực kế hoạch lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu ATTP đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản và thực hiện lấy mẫu chương trình dư lượng giám các mối nguy trong nuôi trồng thủy sản. Thực hiện test nhanh dư lượng các chất cấm gây mất an toàn thực phẩm. Kịp thời phát hiện các mối nguy để có biện pháp kiểm soát ngăn chặn kịp thời các vấn đề mất an toàn thực phẩm.

         Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đột xuất và hậu kiểm nhằm chủ động  ngăn ngừa, chấn chỉnh các hành vi gây mất an toàn thực phẩm; giảm tần suất các đoàn thanh tra theo kế hoạch. Xây dựng các cuộc thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng, ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện bảo đảm ATTP cho các cơ sở sau khi thực hiện công tác thẩm định để xếp loại./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày