Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.330.692
Truy câp hiện tại 21.172
Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới
Ngày cập nhật 24/05/2021

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch đang là nhu cầu hiện nay. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có một số tour tuyến kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm sản xuất nông nghiệp như, trải nghiệm vườn thanh trà Thủy Biều (TP. Huế), mô hình trồng rau thủy canh, dưa lưới nhà kính hay các vườn hoa hướng dương trong lòng thành phố hoặc ở vùng Thủy Thanh (TX. Hương Thủy), vườn rau sạch A Lưới cũng thu hút đông đảo du khách. Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng đang thành công ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Thừa Thiên Huế sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận và xem đây như hướng đi bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

Theo báo cáo của Sở Du lịch: Công tác phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã đạt được kết quả đáng ghi nhận góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó việc kết hợp phát triển du lịch nông thôn, du lịch sinh thái gắn với cộng đồng ngày càng chặt chẽ, bảo tồn gìn giữ các trị văn hóa đặc sắc của Huế, từ đó tạo đà cho du lịch Thừa Thiên Huế từng bước phát triển, ngày càng thu hút du khách thập phương đến tham quan dã ngoại.  

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch đang là nhu cầu hiện nay. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có một số tour tuyến kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm sản xuất nông nghiệp như, trải nghiệm vườn thanh trà Thủy Biều (TP. Huế), mô hình trồng rau thủy canh, dưa lưới nhà kính hay các vườn hoa hướng dương trong lòng thành phố hoặc ở vùng Thủy Thanh (TX. Hương Thủy), vườn rau sạch A Lưới cũng thu hút đông đảo du khách. Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng đang thành công ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Thừa Thiên Huế sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận và xem đây như hướng đi bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương.

Trung bình hàng năm, Thừa Thiên Huế đón được khoảng 300.000 lượt khách đến với loại hình du lịch cộng đồng; doanh thu, thu nhập từ dịch vụ và du lịch nông thôn ước đạt 50 tỷ đồng/năm; thu hút được nhiều lao động của vùng nông thôn, các thôn bản tham gia vào dịch vụ du lịch tại cộng đồng, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động và chuyển dịch thời gian nông nhàn sang các ngành nghề, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch; nâng cao bước đầu nhận thức về du lịch cộng đồng và phát triển du lịch bền vững cho người lao động trong vùng có phát triển du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, Farmstay, Homestay, du lịch trang trại, du lịch cộng đồng  là các loại hình cơ sở lưu trú du lịch mới xuất hiện tại nước ta trong vài năm gần đây. Còn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mô hình trên chỉ mới xuất hiện vào năm 2017 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh như: Hương Thọ, thị xã Hương Trà; Hồng Kim, Hồng Hạ, huyện A Lưới; Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy; Quảng Lợi, huyện Quảng Điền; Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thủy Biều, thành phố Huế; Hương Phú, huyện Nam Đông; Phong Hòa, huyện Phong Điền. Các mô hình này là điểm nhấn cho sự trải nghiệm của khách du lịch về vùng đất nông nghiệp nông thôn hoang sơ cũng như các loại hình văn hóa cộng đồng, ẩm thực của các vùng khác nhau và của người dân bản địa.

Trong năm 2020, số lao động tham gia trực tiếp vào lĩnh vực du lịch là 8.610 người, trong đó số lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng khoảng 2.400 người.

Công tác tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp, cộng đồng được tổ chức định kỳ, thường xuyên nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động ngành du lịch ngày một tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách.

Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng đang thành công ở một số địa phương. Thừa Thiên Huế sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân tiếp cận và xem đây như hướng đi bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương. Việc trồng hoa và nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sẽ đồng thời cung ứng sản phẩm sạch cho thị trường và hình thành nên những điểm vui chơi giải trí cho người dân, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn tỉnh còn những tồn tại, hạn chế: (1) Nhiều địa phương chưa có quy hoạch phát triển kinh tế trang trại hoặc có quy hoạch nhưng chưa đồng bộ. (2) Công tác quản lý Nhà nước về trang trại gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được hoàn thiện; thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước... (3) Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trang trại du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc thủ tục, thời gian vay vốn. Phần lớn đất đai của nhiều trang trại còn sử dụng theo hình thức tạm giao, ký hợp đồng thầu với các địa phương. (4) Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại sản xuất ra chưa đạt hoặc không đăng kí quy trình sản xuất ATTP như Viet Gap, Global Gap, hữu cơ tiêu thụ khó khăn, nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên sản xuất còn thụ động thiếu công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, hiệu quả thấp ... (5) Lượng khách du lịch thuần túy theo loại hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh còn hạn chế ... (6) Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch chưa thuận lợi; hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch như bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh công cộng… còn yếu kém, thiếu các điều kiện cơ bản phục vụ khách du lịch. (7) Quy mô, chất lượng và tính chuyên nghiệp của các hoạt động xúc tiến, quảng bá còn hạn chế, nguồn lực cho xúc tiến quảng bá du lịch thấp, chưa đủ sức lan tỏa. ... (8) Các làng du lịch văn hóa cộng đồng và các homestay hoạt động còn nhỏ lẻ, theo hình thức tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, thu nhập của người dân làm du lịch cộng đồng còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên.

Định hướng và các nhiệm vụ chính phát triển trong thời gian tới: (1) Phát huy những nét đặc trưng riêng có của tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng và phát triển nền nông nghiệp đa dạng; xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ từ cây, con, rừng, dược liệu; xây dựng nền nông nghiệp đặc sản tạo nên sự khác biệt và gắn với chuỗi ẩm thực của riêng Huế... hướng tới phục vụ phát triển du lịch. (2) Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp... (3) Nghiên cứu thêm trong quy hoạch và hoạch định chính sách về cơ cấu nông nghiệp, nhất là nông nghiệp nông thôn, gắn với các hoạt động du lịch đưa người nông dân là chủ thể của nền nông nghiệp; Tiếp tục triển khai nhiều đề tài, đề án liên quan…(4) Triển khai có hiệu quả các nội dung hoạt động trong chương trình hợp tác giữa các cơ quan, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và các đơn vị, doanh nghiệp về lĩnh vực phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Để du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng Thừa Thiên Huế đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới, cần thực hiện thường xuyên các giải pháp sau: (1) Quan tâm, chú trọng về cơ chế quản lý đất đai trong khai thác phục vụ phát triển du lịch nông thôn; hướng dẫn các địa phương trong công tác lập quy hoạch và xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ đối với từng loại hình du lịch. (2) đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp du lịch. Bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa bảo tồn và phát triển; giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống với đổi mới, sáng tạo; giữa thành thị và nông thôn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng có của Thừa Thiên Huế. Khôi phục các công trình văn hóa, khu phố cổ Gia Hội, Chi Lăng, Bao Vinh; bảo tồn phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ Phước Tích. (3) tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 9/7/2019 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025. Kết nối, lồng ghép giữa các chương trình, dự án về phát triển văn hóa Huế, văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của Trung ương, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, du lịch. Hướng dẫn các địa phương trong công tác lập quy hoạch và xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ đối với loại hình du lịch farmstay. (4) Quan tâm hơn nữa trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ xã hội hóa. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư trong việc triển khai phát triển trang trại nông nghiệp gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. (5) Phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với du lịch đang còn bó hẹp và ít phù hợp với một số địa phương, do đó trong định hướng phát triển nền nông nghiệp nông thôn gắn với du lịch cần mở rộng quan hệ các thiết chế về văn hóa, làng nghề và cộng đồng địa phương. (6) Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp làm quà lưu niệm, tăng giá trị thẩm mỹ và chất lượng sản phẩm. Chú trọng phát triển mạnh Chương trình OCOP gắn với du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh liên kết chặt chẽ giữa các bên trong mô hình phát triển trang trại nông nghiệp gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn (nông dân, doanh nghiệp lữ hành, địa phương, cơ quan quản lý nông nghiệp, du lịch…(7) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thông qua việc tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về ngoại ngữ, kỹ năng, kiến thức, thái độ phục vụ du khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày