Liên kết Website
Sở, Ban, Ngành TT Huế Đơn vị sự nghiệp thuộc sở
Thống kê truy cập Tổng truy cập 6.345.427 Truy câp hiện tại 6.277
|
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Lần 03) Ngày cập nhật 24/05/2021
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Lần 03)
Chi cục Thủy sản thông tin một số nội dung như sau:
1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau :
TT
|
Vị trí
|
Ngày thu mẫu
|
Nhiệt độ
(0C)
|
Độ mặn
(%o)
|
pH
|
NH4+-N (mg/l)
|
NO2- -N (mg/l)
|
PO43- -P (mg/l)
|
TSS
(mg/l)
|
I
|
Các điểm cấp nước tập trungvùng nuôi thủy sản đầm phá
|
1
|
Khu nuôi cao triều Quảng Công
|
12/5
|
31,4
|
20,1
|
7,9
|
0,050
|
<0,008
|
0,018
|
13,6
|
2
|
Tân Lập - Thị trấn Sịa
|
12/5
|
31,9
|
9,7
|
8,0
|
0,032
|
<0,008
|
<0,018
|
10,8
|
3
|
Cồn Đâu - xã Hải Dương
|
12/5
|
30,5
|
21,5
|
8,0
|
0,055
|
<0,008
|
<0,018
|
22,8
|
4
|
Cồn Tè – Hương Phong
|
12/5
|
30,3
|
20,9
|
7,8
|
0,111
|
<0,008
|
0,059
|
16,0
|
5
|
Cồn Hạt Châu – TT Thuận An
|
12/5
|
31,0
|
20,7
|
7,4
|
0,249
|
<0,008
|
<0,018
|
21,6
|
6
|
Thủy Diện - xã Phú Xuân
|
13/5
|
30,5
|
14
|
7,5
|
1,06
|
0,033
|
0,239
|
29,0
|
7
|
Lương Viện – TT Phú Đa
|
13/5
|
31,6
|
18,7
|
7,8
|
0,221
|
<0,008
|
<0,018
|
9,6
|
8
|
Trường Hà – xã Vinh Thanh
|
13/5
|
31,6
|
17,7
|
7,7
|
0,190
|
<0,008
|
<0,018
|
14
|
9
|
Đình Đôi - xã Vinh Hưng
|
13/5
|
31,9
|
18,8
|
8,1
|
0,159
|
<0,008
|
<0,018
|
11,2
|
10
|
Chùa Ma - xã Giang Hải
|
13/5
|
32,6
|
24,9
|
7,6
|
0,466
|
<0,008
|
0,027
|
12
|
11
|
Hiền Hòa – xã Vinh Hiền
|
13/5
|
30,4
|
29,6
|
8,1
|
0,107
|
<0,008
|
0,028
|
28,8
|
II
|
Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển
|
12
|
Hải Thế - xã Phong Hải
|
12/5
|
28,2
|
31,8
|
8,2
|
0,198
|
<0,008
|
<0,018
|
12,2
|
13
|
Thôn Trung Đồng Điền Hương
|
12/5
|
29,6
|
31,3
|
8,2
|
0,208
|
<0,008
|
<0,018
|
9,6
|
|
GHCP trong NTTS(1) (2)
|
|
18÷33(1)
|
5÷35(1)
|
7-9(1)
|
< 0,9(2)
|
< 0,3(2)
|
< 0,05(2)
|
< 50(2)
|
III
|
Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang
|
TT
|
Vị trí
|
Ngày thu mẫu
|
Nhiệt độ
(0C)
|
Độ mặn
(%o)
|
pH
|
DO (mg/l)
|
14
|
Phước Yên – xã Quảng Thọ
|
12/5
|
28,2
|
0,03
|
8,3
|
6,6
|
15
|
Thôn 10 - xã Thủy Phù
|
13/5
|
33,9
|
0,22
|
8,4
|
8,5
|
|
GHCP trong nuôi lồng
|
|
18÷33(3)
|
0-5(3)
|
6,5-8,5(3)
|
≥ 4(3)
|
Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..
(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Trong thời gian qua, thời tiết có nắng nóng nên nhiệt độ nước tại các điểm quan trắc đều tiệm cận ngưỡng trên của giới hạn cho phép, trong đó điểm vùng nuôi cá lồng tại Thủy Phù - thị xã Hương Thủy 33,9 0C là vượt ngưỡng cho phép. Nhiệt độ cao sẽ làm quá trình phát triển và lụi tàn của rong tảo nhanh hơn nên rất dễ xảy ra ô nhiễm hữu cơ cục bộ và làm tăng hàm lượng các khí độc.
Tại vùng nuôi xã Phú Xuân thông số NH4+-N là 1,06 mg/l (ngưỡng cho phép là 0,9 mg/l) kèm theo nhiệt độ nước ở mức cao làm quá trình phân giải chất hữu cơ mạnh, dễ sinh ra khí NH3 làm bất lợi cho sức khỏe vật nuôi và nếu tồn tại quá nhiều khí NH3 trong môi trường rất dễ xảy ra hiện tượng thủy sản nuôi bị chết. Khuyến cáo bà con lưu ý các biện pháp kiểm tra các yếu tố môi trường, dùng quạt nước và tốt nhất cần có ao dự trữ nước để chủ động điều chỉnh các yếu tố môi trường thích hợp trước khi cấp vào ao nuôi.
Kết quả quan trắc chỉ tiêu độ kiềm của 4/15 ở ngưỡng quá thấp gồm điểm Quảng Công có độ kiềm 53,8 mg/l; Thị trấn Sịa có độ kiềm 22 mg/l; xã Vinh Thanh có độ kiềm 56 mg/l; đặc biệt tại điểm quan trắc thôn Thủy Diện xã Phú Xuân huyện Phú Vang độ kiềm ở mức quá thấp < 5 mg/l không đảm bảo cho việc lấy nước cấp vào ao nuôi để phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do độ kiềm quá thấp sẽ không tạo hệ đệm tốt và làm biến động pH giữa ngày đêm trong ao nuôi; khi khoảng dao động pH giữa ngày đêm chênh lệch lớn hơn 0,5 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường cho thủy sản nuôi như giảm ăn, bơi quanh sát bờ ao và rất dễ bị bệnh. Các vùng nuôi này cần phải có phương án lấy nước và xử lý nước phù hợp để tránh làm “sốc” cho các vật nuôi trong ao. Do đó, sau khi cấp nước vào ao, bà con có thể dùng 20kg vôi dolomite trộn với 16kg mật rỉ đường/3.000 m3, đậy kín, ủ 12 giờ sau đó tạt đều trên mặt ao, sau 24 giờ tiếp tục tạt thêm nếu đo độ kiềm chưa đạt giá trị 60 – 180 mg/l, tốt nhất >100mg/l.
Trong tháng 5, Chi cục Thủy sản cũng đã phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc lấy mẫu đợt 1, kết quả phân tích cho thấy điểm Lăng Cô vẫn tiếp tục tồn tại mật độ vi khuẩn coliform tổng số trong nước là 1.800 khuẩn lạc/100 ml, cao hơn GHCP theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT là 1,8 lần. Nên các vùng nuôi trồng thủy sản lân cận điểm quan trắc tại Lăng Cô phải có phương án lấy nước đảm bảo và sử dụng các hoá chất khử trùng nước được phép lưu hành trên thị trường (Chlorine 10 - 20 ppm) để giảm mật độ coliform tổng số.
2. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước thải của các cơ sở nuôi trồng thủy sản
TT
|
Vị trí
|
Ngày thu mẫu
|
pH
|
BOD5
(mg/l)
|
COD (mg/l)
|
TSS (mg/l)
|
Coliform
(MPN/100 ml)
|
1
|
Xã Vinh An – Phú Vang
|
30/3
|
7,5
|
13,8
|
33,6
|
16,8
|
430
|
2
|
Xã Vinh Mỹ - Phú Lộc
|
30/3
|
8,3
|
5,2
|
22,4
|
12,0
|
< 3
|
3
|
Xã Phong Hải - Phong Điền
|
30/3
|
7,5
|
10,8
|
28,0
|
55,6
|
7
|
4
|
Xã Điền Hương – Phong Điền
|
30/3
|
7,6
|
13,4
|
36,8
|
33,6
|
93
|
5
|
Xã Giang Hải – Phú Lộc
|
5/5
|
8,1
|
2,4
|
9,6
|
12,0
|
150
|
6
|
TT Thuận An – Phú Vang
|
5/5
|
7,7
|
1,6
|
< 9
|
15,2
|
4
|
7
|
Xã Điền Hòa – Phong Điền
|
6/5
|
7,8
|
17
|
39,2
|
52
|
430
|
8
|
Xã Điền Hương – Phong Điền
|
6/5
|
7,7
|
9,9
|
28
|
24,8
|
240
|
|
GTCP nước thải từ NTTS(1) (2)
|
|
5,5-9(1)
|
≤ 50(1)
|
≤ 150(1)
|
≤ 100(1)
|
≤ 5.000(1)
|
Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Qua 03 đợt quan trắc đầu ra của nước thải từ ao nuôi đều nằm trong giá trị cho phép tại QCVN 02-19:2014/BNNPTNT.
3. Quan trắc và phân tích chất lượng nước của một số ao nuôi, vùng nuôi có hiện tượng tôm, cá chết rải rác với các dấu hiệu bệnh lý.
Chi cục Thủy sản đã phối hợp với các địa phương để lấy mẫu nước tại một số ao nuôi và vùng nuôi đang xảy ra hiện tượng tôm, cá chết rải rác trong tháng 5/2021. Kết quả như sau:
Hồ ông Nguyễn Văn Thuất - xã Vinh Xuân - huyện Phú Vang: Các chỉ tiêu DO 8,9 mg/l; NH4+-N 0,277 mg/l; Fe: 0,34 mg/l; Sunfua: <0,12 mg/l. Tôm chân trắng thả nuôi khoảng 2,5 tháng; nhận định ban đầu tôm bị bệnh hồng thân.
Hồ ông Nguyễn Xuân Hòa- xã Phong Hải - huyện Phong Điền: DO 9,0 mg/l; NH4+-N 0,592 mg/l; Fe 0,11 mg/l; Sunfua: <0,12 mg/l. Tôm chân trắng thả nuôi khoảng 3 tháng, nhận định ban đầu tôm bị bệnh phân trắng.
Vùng nuôi cá lồng tại thôn Hiền Hòa 1- xã Vinh Hiền - huyện Phú Lộc: DO 6,5 mg/l; NH4+-N 0,090 mg/l; Fe 0,25 mg/l; Sunfua: <0,12 mg/l. Cá mú mới thả giống (kích thước 6-10 cm) nuôi lồng bị lỡ loét, một số yếu do bỏ ăn và chết.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu môi trường nước đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi thủy sản. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua thời tiết nắng nóng, có mưa giông; đây cũng là thời điểm tảo phát triển dày (hoặc có tảo độc) trong thời kỳ giống thủy sản tự nhiên trôi vào các cửa biển; kết hợp thời gian nuôi hơn 2 tháng trong toàn tỉnh nên lượng chất hữu cơ tích tụ nhiều. Vì vậy, các thay đổi của thời tiết đã ảnh hưởng đến thủy sản nuôi và thường rất hay xảy ra hiện tượng bệnh trong những thời điểm này.
Chi cục Thủy sản đã có hướng dẫn một số biện pháp để hạn chế bệnh tiếp tục phát triển như: treo túi vôi ở góc lồng nuôi cá, tạt nước vôi loãng xuống vùng nuôi, tắm cá (quay bạc xung quanh lồng nuôi), sử dụng chất bổ sung và cải thiện chế độ ăn cho cá,... để tăng cường sức khỏe và phòng bệnh hiệu quả hơn. Đối với ao nuôi tôm chân trắng, theo dõi môi trường và thực hiện chế độ cho ăn, chăm sóc thích hợp hơn.
Qua kiểm tra tình hình thực tế, các hộ nuôi tôm chân trắng chưa thực hiện việc đăng ký nuôi đối tượng chủ lực, nước từ ao nuôi còn xả thải trực tiếp, người nuôi chưa nghiên cứu sâu các thành phần khi sử dụng chế phẩm sinh học, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản,... Đây là những hạn chế cần được khắc phục, cải tiến để đảm bảo nghề nuôi ngày càng bền vững hơn.
4. Một số thông tin lưu ý
Một số nội dung tiếp tục thực hiện trong công tác quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương và khuyến cáo người nuôi như sau:
Trong quá trình nuôi, cần theo dõi các yếu tố môi trường, lưu ý khẩu phần và chế độ ăn hợp lý theo kích cỡ, mật độ các loại thủy sản nuôi, giảm 15 - 30% thức ăn trong những ngày nắng nóng; định kỳ 10 -15 ngày/lần bổ sung vitamin C, khoáng vi lượng; sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm cá, thời gian mỗi đợt từ 5 - 7 ngày để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ; sử dụng các loại chế phẩm sinh học định kỳ 10 - 15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi. Khi sử dụng các sản phẩm cần lưu ý phải nằm trong danh mục cho phép được lưu hành, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cán bộ kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
Đối với vùng nuôi cá nuôi lồng trên sông chủ động chuẩn bị các giải pháp như tăng cường sục khí tạo ô-xy trong lồng nuôi, bổ sung vitamin C vào thức ăn tổng hợp cho cá để tăng sức đề kháng, giảm thức ăn trong những ngày nắng nóng.
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi, cơ sở nuôi thủy sản để hạn chế xảy ra dịch bệnh trên các loại vật nuôi.
Theo thông tin kinh nghiệm một số ngư dân, hiện nay đang xuất hiện những luồng nước màu hồng di chuyển của đàn cá con trên vùng biển gần bờ nhưng chưa xuất hiện ở các vùng cửa biển. Dự báo vào kỳ triều cường giữa tháng 4 âm lịch (từ ngày 26/5 trở đi) sẽ có cá kình (rò) trôi vào các cửa biển, như vậy cũng đã muộn so với năm trước (năm 2020 từ ngày 10/4 khoảng giữa tháng 3 âm lịch). Nếu thời gian tới giống cá kình tự nhiên không trôi vào cửa biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi năm nay và kinh tế của thương hiệu mắm rò.
Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân để biết và thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 18h20 tối thứ Hai (tuần thứ 4 hàng tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai trên Đài Phát thanh các xã có điểm quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.
Các tin khác
|