Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.313.455
Truy câp hiện tại 10.790
Chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.
Ngày cập nhật 29/12/2023
Ảnh minh họa

       Ngày 28/12/2023, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công văn số 13980/UBND-NN về chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài. Trong đó, các sở, ban, ngành, các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu, triển khai thực hiện các nội dung văn bản trên theo đúng quy định, trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống rét, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người dân (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm; đặc biệt chú ý chống rét và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt khác cho người cao tuổi, trẻ em và người yếu thế... Căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương, chủ động cho học sinh nghỉ học theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; kịp thời tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở, nhất là tại các huyện A Lưới, Nam Đông để trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho nhân dân, cây trồng, vật nuôi; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho nhân dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả, nhất là cho người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em... Những hộ chăn thả gia súc trong rừng phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét; không chăn thả, không cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Đồng thời, vận động người dân chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc, đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông Xuân 2023-2024.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản và cây trồng; kịp thời hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để gia cố, che chắn chuồng trại, ao giống, vườn cây giống, nhất là giống lúa gieo trồng vụ Đông Xuân 2023-2024 và mua thức ăn tinh cho đàn gia súc ăn cỏ, phân bón, chế phẩm sinh học tăng sức chống chịu lạnh cho cây trồng.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn./.

 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày