Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.307.975
Truy câp hiện tại 7.169
Thừa Thiên Huế:Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Ngày cập nhật 15/08/2024

      Ngày 08/8/2024, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành công văn số 8382/UBND-NN về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; trong đó, tập trung triển khai ngay các biện pháp sau:

1. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

     Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh bố trí, chủ động bố trí các nguồn lực để tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch theo các kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của UBND tỉnh: Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 24/7/2020), Kế hoạch phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò, giai đoạn 2022-2030 (Quyết định số 3532/QĐ-UBND ngày 31/12/2021), Kế hoạch số 493/KH-UBND ngày 30/12/2022 về thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai các nội dung sau

a) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp huyện chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh làm lây lan dịch bệnh.

b) Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép.

c) Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin.

3. Sở Tài chính

     Rà soát, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế để triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò, giai đoạn 2022-2030, Kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh Dại giai đoạn 2022-2030 và chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo quy định của pháp luật.

4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

     Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi, đặc biệt là các bệnh lây truyền từ động vật sang người; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

5. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

a) Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, chính quyền địa phương tổ chức thống kê chính xác tổng đàn vật nuôi để tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin vụ Thu bảo đảm đạt tối thiểu 80% tổng đàn có tại thời điểm tiêm vắc xin; rà soát tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung cho vật nuôi mới phát sinh hoặc đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch; khuyến khích các cơ sở chăn nuôi tổ chức tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn Châu Phi cho đàn lợn thịt; hướng dẫn người chăn nuôi hàng ngày áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh; yêu cầu và có biện pháp bảo đảm chủ hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi có động vật buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh thực hiện đầy đủ việc sát trùng, vệ sinh, tiêu độc để tiêu diệt mầm bệnh, không để phát tán làm lây lan dịch bệnh.

b) Tổ chức tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin; xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

c) Rà soát, điều chỉnh, bố trí kinh phí để triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương trong năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế; chủ động bố trí kinh phí để triển khai kế hoạch năm 2025 và các năm tiếp theo.

d) Chỉ đạo chính quyền cấp xã củng cố, kiện toàn và tăng cường năng lực cho nhân viên thú y xã để tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở.

đ) Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại cơ sở.

e) Khi có dịch xảy ra: Thực hiện việc công bố dịch cấp xã, cấp huyện, chủ động bố trí kinh phí, hóa chất, vắc xin, hỗ trợ chính quyền cấp xã và các cơ quan chuyên môn tổ chức chống dịch theo đúng quy định, bảo đảm xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới, dịch bệnh kéo dài.

 

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày