Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 793
Tình hình sạt lở bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 09/11/2016

           Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chuyển tiếp từ El Nino sang La Nina nên trong tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua Thừa Thiên Huế liên tục chịu ảnh hưởng của bão số 4 (RAI) từ ngày 12-13/9/2016, bão số 7(SARIKA) từ ngày 17-18/10/2016, áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6 (AERE) từ ngày 13-14/10/2016 và không khí lạnh tăng cường từ ngày 22-24/9/2016 gây ra mưa lớn, ngập lụt, gió mạnh, sóng to, triều cường, nước dâng trong bão nên đã làm bờ biển sạt lở nặng khu vực ven biển, các sông trong tỉnh.

          Tiếp đến từ ngày 30/10 đến 03/11, không khí lạnh tiếp tục tăng cường gây ra gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng to, triều cường, nước dâng 2-3m nên đã làm bờ biển tiếp tục sạt lở nặng, tập trung tại các khu vực cửa biển Lăng cô và bờ biển qua xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, bị sạt lở nặng và gây hư hỏng các công trình hạ tầng. Đặc biệt đoạn cửa biển tại tổ dân phố An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô huyện Phú Lộc bờ biển bị sạt lở dài khoảng 200 m, xâm thực vào đất liền trung bình từ 10 đến 15 m có đoạn vào 50 m gây uy hiếp  đến trạm kiểm soát Biên phòng cửa biển Lăng Cô, ảnh hưởng hơn 30 hộ dân sinh sống sát bờ biển. Đoạn bờ biển qua khu vực xã Vinh Hải huyện Phú Lộc tiếp tục bị sạt lở nặng, xâm thực vào đất liền khoảng 3 đến 5 m; Tại công trình kè Stabiplage bảo vệ bờ biển thôn Tân An, xã Phú Thuận, sóng đã làm hư hỏng 03 mỏ hàn mềm M1, M2 và M4 các mỏ hàn M5, M6 có nguy cơ bị hỏng. Do sóng đánh vào liên tục nên đã làm sạt lở bờ biển 500m, xâm thực sâu 6-8m có nơi 15m vào khu vực dân cư. Tại khu vực kè thôn An Dương, xã Phú Thuận đã được đầu tư xây dựng trong năm 2015, khu vực tiếp giáp hai khoá đầu kè, phần chưa được đầu tư xây dựng bị sạt lở với chiều dài 400m, xói sâu vào 5-8m.

Ảnh 1: Sạt lở bờ biển thôn Tân An, Xã Phú Thuận, huyện Phú Vang

         

           Ngay sau khi nhận tin báo của chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Lăng Cô, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, UBND huyện Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô và các đơn vị liên quan đã đi kiểm tra thực địa và đưa ra giải pháp xử lý tạm thời đoạn sạt lở 200m khu vực cửa biển Lăng Cô vào đầm Lập An, thôn An Cư Đông 2, thị trấn Lăng Cô. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sáng 07/11/2016, Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xuất 50 rọ thép loại 1mx2mx0,5m, 792 m2 vải lọc; Bộ Chi huy Bộ đội Biên phòng tỉnh huy động 100 cán bộ chiến sỹ Đồn Biên Phòng Lăng Cô và dân quân thị trấn Lăng Cô phối hợp UBND huyện Phú Lộc mua thêm 160m3 đá hộc, 30 rọ thép và 5.200 bao tải, huy động 01 xe múc, 01 xe ủi để xử lý đoạn xung yếu với chiều dài khoảng 160 m.

Ảnh 2. Văn phòng Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xuất vật tư xử lý khẩn cấp sạt lở bờ biển

          Tại điểm sạt lở bờ biển ở xã Vinh Hải, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã xuất 36 rọ thép loại 1mx2mx0,5m và 1.500 m2 vải lọc, đồng thời UBND huyện Phú Lộc đã bố trí 47.000 bao tải, 30m3 đá hộc, 310 m3 đất, huy động 1.187 nhân công để xử lý sạt lở khẩn cấp bờ biển Vinh Hải. Đối với điểm các sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn thị xã Hương Trà, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã xuất 700 m2 vải lọc ART và 300 m3 đá học dự trữ, UBND thị xã Hương Trà đã huy động vật tư, nhân lực địa phương để xử lý sạt lở khẩn cấp các đoạn đường dân sinh phía sâu kè Hải Dương và sạt lở sông Bồ đoạn qua phường Hương Xuân.

Ảnh 3. Xử lý sạt lở bờ biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc

          Trong thời gian tới tình hình thời tiết còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động của bão, lũ lụt và gió mùa Đông Bắc nên tình hình sạt lở bờ sông, bờ biễn sẽ diễn biến với mức độ ngày càng mạnh hơn. Các giải pháp xử lý khẩn cấp đã góp phần hạn chế xâm thực, tuy nhiên về lâu dài cần có giải pháp tổng thể như đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở là rất cần thiết.

Chi cục Thủy lợi
Các tin khác
Xem tin theo ngày