Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.342.346
Truy câp hiện tại 4.510
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại
Ngày cập nhật 10/08/2017

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại, đặc biệt tập trung quản lý chặt chẽ đàn chó và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi, hạn chế tối đa lây truyền bệnh dại cho người, giảm thiểu số người bị chó cắn và số người tử vong do bệnh dại, ngày 08/08/2017, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 17/CT – UBND về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các Sở, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 20/3/2017 “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, trong đó Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế trực tiếp chỉ đạo UBND cấp xã thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống bệnh dại ở người và động vật. Người đứng đầu UBND các cấp chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại, xử lý cán bộ công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; chủ động phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tổ chức thực hiện tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó nuôi, bảo đảm đạt tỷ lệ tiêm phòng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức tháng cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót đối tượng phải tiêm phòng.

Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại; các biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng chống bệnh dại. Nâng cao trách nhiệm người nuôi chó đối với cộng đồng.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền) chưa được cấp phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó mèo cắn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm nhanh chóng kiểm soát và tiến tới loại trừ bệnh dại tại Việt Nam theo mục tiêu đã đề ra trong Chương trình quốc gia. Chủ động triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia công tác phòng chống bệnh dại. Xây dựng và cung cấp tài liệu truyền thông trong phòng chống bệnh dại trên người và động vật cho các địa phương để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh dại với sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng dân cư; theo hướng tiếp cận một sức khỏe, có sự phối hợp chặt chẽ của ngành thú y và y tế, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Các tin khác
Xem tin theo ngày