Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.362.465
Truy câp hiện tại 14.645
Thừa Thiên Huế triển khai các biện pháp phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi
Ngày cập nhật 02/07/2018

Để chủ động phòng chống năng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi, ngày 29/6/2018, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Công văn số 990/SNNPTNT-CCCNTY gửi UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố Huế về việc phòng chống năng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Nội dung công văn như sau:

Hiện nay, tình hình thời tiết đã nắng nóng gay gắt. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời gian tới nhiệt độ có nơi lên đến trên 40°C làm cho dịch bệnh gia súc, gia cầm có thể phát sinh.

Để chủ động phòng chống nắng nóng và dịch bệnh nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi; Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các địa phương, các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Công văn số 813/SNNPTNT-CCCNTY ngày 06/6/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phòng chống nắng nóng và dịch bệnh cho đàn vật nuôi, trong đó lưu ý một số biện pháp sau:

- UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã và thành phố Huế phân công cán bộ kiểm tra, hướng dẫn chủ nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống nắng nóng; tiêm phòng bổ sung các loại vaccine cho gia súc, gia cầm nuôi mới hoặc chưa được tiêm trong vụ xuân; tiếp tục thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao.

- Trung tâm Khuyến nông phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn nông dân chế biến, dự trữ thức ăn để cho ăn bổ sung; tăng cường khẩu phần thức ăn xanh và các loại thức ăn giàu vitamin; áp dụng khẩu phần ăn làm giảm tăng nhiệt cơ thể cho vật nuôi; cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống.

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đặc biệt chú ý đối với các bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm và tai xanh ở lợn để chủ động phát hiện và xử lý.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y
Các tin khác
Xem tin theo ngày