Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.328.490
Truy câp hiện tại 19.757
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh và các giải pháp cho thời gian tới
Ngày cập nhật 23/12/2019

Trong tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, để chủ động đối phó, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống của nhân dân đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino trên địa bàn tỉnh, Trong thời gian tới Ngành Nông nghiệp và PTNT tập thực hiện các giải pháp chống hạn mặn 

 

Tình hình thời tiết trong năm 2019, có nhiều diễn biến phức tạp với các đợt không khí lạnh tăng cường, các đợt mưa lớn đầu vụ và tình hình nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của nhân dân các địa phương.Ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh kèm theo mưa lớn và triều cường; nắng nóng trong năm 2019, xuất hiện sớm, kéo dài và gay gắt hơn năm 2018; Lượng mưa trong mùa mưa bão (từ tháng 8 - tháng 12) đạt quá thấp chỉ từ 61 - 69%, so với lượng mưa trung bình hàng năm. Tổng lượng mưa cả năm chỉ đạt 62-72% so với TBNN, lượng bốc hơi nước khá lớn nên đã xảy ra hạn khí tượng và suy giảm tầng nước ngầm.

Diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán khoảng 1.278 ha. Trong đó diện tích bị thiệt hại nặng trên 70% khoảng 796  ha trong đó lúa 769 ha, diện tích bị thiệt hại từ 30 - 70% khoảng 481 ha, (lúa: 409 ha).

Nhằm bảo vệ sự sinh trưởng và phát triển của của cây trồng Sở Nông nghiệp và PTNT đã thường xuyên chỉ đạo các đơn vịtheo dõi, đôn đốc các phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế của các huyện, thị xã, thành phố Huế và Công ty TNHH NN MTV QLKTCT Thủy lợi tỉnh phối hợp, điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời chỉ đạo triển khai công tác gia cố, khắc phục các tuyến đê bao nội đồng; công tác tập trung bơm nước tiêu úng số diện tích bị ngập đầu vụ Đông Xuân; đôn đốc công tác vớt bèo; triển khai công tác chống hạn, mặn như nạo vét các hói, kênh, rạch, lòng hồ, các tuyến kênh chính dẫn nước từ các sông, hói vào kênh mương nội đồng, đầu nối các trạm bơm tưới,.. để lấy nước ngọt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp đảm bảo đúng theo khung lịch thời vụ; chủ động triển khai công táccân đối nguồn nước tưới, tiêu và duy trì lưu lượng ổn định về hạ du, đảm bảo mực nước trên các sông, hói cho các trạm bơm hoạt động; điều chỉnh tăng lưu lượng xả nước về hạ du từ hồ thủy điện Hương Điền và hồ Tả Trạch phục vụ cung cấp đủ nước cho sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh việc huy động nguồn lực của địa phương và nhân dân tham gia chống hạn, UBND tỉnh đã đề xuấtBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan quan tâm hỗ trợ cho địa phương hơn 60 tỷ đồng để hỗ trợ kinh phí tiền điện, dầu vượt định mức và sửa chữa các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung việc cân đối nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo kế hoạch, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã vận hành theo đúng quy trình và sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

Trong tình hình thiên tai và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, để chủ động đối phó, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống của nhân dân đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino trên địa bàn tỉnh, Trong thời gian tới Ngành tập thực hiện các nhiệu vụ sau:

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thủy văn và nguồn nước trên các sông, hói, hồ chứa và tham mưu Sở, UBND tỉnh điều hành, chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai công tác phòng chống hạn.

Chỉ đạo các địa phương lập phương án, kế hoạch phòng chống ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn,.. như tăng cường công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy trên các sông, hói, kênh mương nội đồng, ao hồ nuôi trồng thủy sản, nạo vét các ao hồ, kênh rạch vùng cát để lấy nước ngọt và tích trữ nước; xây dựng lịch tưới khoa học, có phương án sử dụng nước phù hợp, tiết kiệm nước, tu sửa bờ bao, bờ vùng, hệ thống đê ngăn mặn, các trạm bơm, kênh mương,.. để chủ động tưới tiêu; lập kế hoạch chuyển đổi sản xuất và cây trồng, từ trồng lúa chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn ít dùng nước, chịu hạn tốt đối với những vùng thường xuyên bị hạn hán, không chủ động nguồn nước.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch lồng ghép triển khai các chương trình như Xây dựng nông thôn mới, Tái cơ cấu nông nghiệp, phòng chống thiên tai trong việc ứng dụng các công nghệ mới tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020, nhằm tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả trong Quy hoạch thủy lợi tỉnh.

Bên cạnh đó, trong điều kiện khả năng cân đối ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, Ngành sẽbáo cáo UBND tỉnh, đề nghịBộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương quan tâm hỗ trợgiống cây trồng; kinh phí điện, dầu vượt định mức và sửa chữa các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nướcnhằm khắc phục các thiệt hại do ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn trong thời gian tới trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày