Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.356.929
Truy câp hiện tại 18.246
THỰC TRANG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN AN TOÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
Ngày cập nhật 28/03/2020

Ngành Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện xác nhận sản phẩm an toàn, quảng bá xúc tiến thương mại chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và phối hợp các Hội đoàn thể tập huấn, tuyên truyền về ATTP trong các lĩnh vực quản lý chất lượng, thủy sản, chăn nuôi thú y...cho gần 4000 lượt người; phối hợp với Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam Phát sóng 12 phóng; cấp phát hành 60.500 tờ rơi; 8 Pano tuyên truyền về an toàn thực phẩm và nhiều hình thức tuyên truyền khác nhằm nâng cao nhận thức về ATTP. Hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng cho sản xuất, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Kiểm tra, giám sát và cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 17 sản phẩm các loại tại 06 điểm bày bán.

Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam thông qua đổi mới tổ chức sản xuất và phương thức quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản theo Luật An toàn thực phẩm. Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 50% sản lượng nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao, đang có nhiều bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.

Ngành Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện xác nhận sản phẩm an toàn, quảng bá xúc tiến thương mại chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và phối hợp các Hội đoàn thể tập huấn, tuyên truyền về ATTP trong các lĩnh vực quản lý chất lượng, thủy sản, chăn nuôi thú y...cho gần 4000 lượt người; phối hợp với Ban thời sự Đài truyền hình Việt Nam Phát sóng 12 phóng; cấp phát hành 60.500 tờ rơi; 8 Pano tuyên truyền về an toàn thực phẩm và nhiều hình thức tuyên truyền khác nhằm nâng cao nhận thức về ATTP. Hỗ trợ xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng cho sản xuất, tạo niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Kiểm tra, giám sát và cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi cho 17 sản phẩm các loại tại 06 điểm bày bán.

Xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn cho 155 ha trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGap (50 ha trồng lúa được chứng nhận VietGap với sản lượng 220 tấn/năm, 105 ha trồng rau màu được chứng nhận VietGap với sản lượng 980 tần/năm);  Hơn 120 ha nuôi trồng thủy sản (tôm chân trắng) theo Globalgap với sản lượng là 1.482 tấn/năm; 05 hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGHAP với sản lượng 100 tấn/năm; 02 cơ sở mắm, sản phẩm dạng mắm và 01 cơ sở sản xuất cà phê bột chứng nhận HACCP.

Thí điểm ứng dụng Tem điện tử QR code vào 14 sản phẩm nông sản (gạo, rau, thịt) bày bán có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất ban đầu đến khâu bày bán gồm 06 sản phẩm Công ty TNHH MTV Hữu cơ Quế Lâm và 08 sản phẩm Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt.

Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, vận động các cơ sở tham gia các hội chợ thương mại, Festival nghề truyền thống, Festival Huế, từng bước đưa các sản phẩm an toàn tới tay người tiêu dùng. Tổ chức cho các doanh nghiệp nông nghiệp tham gia các hội chợ toàn quốc như: Hội chợ triễn lãm Nông nghiệp Quốc tế, Hội chợ làng nghề Việt Nam 2019, Hội chợ Quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam và giao dịch thương mại, Hội chợ thương mại Hà Nội, nhằm quảng bá đặc sản nông nghiệp Thừa Thiên Huế đến nhiều khách hàng trong và ngoài nước; tham gia 06 Hội chợ OCCOP tại Bến Tre, Quảng Ninh, Đắc Lắc, .., và hội chợ làng nghề Việt Nam 2019 để giới thiệu, trưng bày triển lãm các sản phẩm lợi thế, sản phẩm theo tiêu chí OCOP.

Các kết quả đạt được trong thời gian qua:

Số sản phẩm rủi ro cao, bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi là 17 sản phẩm gồm: Gạo thơm (BT7), Gạo dẻo (DT39-QL), Gạo hàm hương (J02-QL), Gạo Japonica, Gạo HV1, thịt lợn, chà bông, Rau muống, Cải xanh, Dưa leo, Bưởi da xanh, thịt gà, chuối, trứng gà (đã thu hồi giấy chứng nhận của 3 sản phẩm: chuối, thịt  gà, trứng gà).

Tỷ lệ sản lượng sản phẩm rủi ro cao, bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi đạt: 10% tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao sản xuất tiêu thụ tại địa phương.

Số lượng chuỗi được xác nhận: 11 chuỗi (doanh nghiệp/HTX/ cơ sở kinh doanh, phân phối sở hữu, quản lý toàn bộ chuỗi chiếm 9%; liên kết giữa các chủ thể trong chuỗi chiếm 91%); Số điểm bán sản phẩm: 06 điểm.

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn còn một số tồn tại: Nguồn kinh phí còn hạn chế; chi phí phân tích mẫu cao nên giá thành sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm cao gây khó khăn về đầu ra sản phẩm; Nhận thức về tầm quan trọng của chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản của một số cơ sở chưa đúng mức; quy mô sản xuất, kinh doanh của các cơ sở còn nhỏ lẻ, hộ gia đình; Việc ứng dụng tem điện tử thông minh để gắn cho sản phẩm, truy cập phần mềm còn khó tiếp cận.

          Kế hoạch trọng tâm, giải pháp triển khai phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn năm 2020: Số sản phẩm rủi ro cao, bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi: 28 sản phẩm; Tỷ lệ sản lượng sản phẩm rủi ro cao, bức xúc về an toàn thực phẩm được kiểm soát theo chuỗi đạt: 15% tổng sản lượng sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao sản xuất tiêu thụ tại địa phương; Số chuỗi được xác nhận: 17 chuỗi.

          Để đạt được các mục tiêu đó, ngành cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể:

Tiếp tục hỗ trợ xác nhận và giám sát sản phẩm an toàn theo chuỗi và công khai sản phẩm đã được xác nhận tại nơi bày bán; tăng cường xây dựng các điểm sản xuất thịt, rau an toàn (theo nhóm cùng sở thích). Đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ địa phương; thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; tuyên truyền vận động các đối tượng động lực (doanh nghiệp, HTX, cơ sở kinh doanh, phân phối) chủ động liên kết, hỗ trợ các tác nhân còn lại liên kết tạo các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn;

Xây dựng, xác nhận và giám sát sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chú trọng các sản phẩm chủ lực của địa phương; hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, tem nhãn nhận diện; xây dựng thương hiệu, tổ chức kết nối cung cầu, quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm được xác nhận an toàn thực phẩm theo chuỗi; Tiếp tục hình thành các vùng sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến quy mô lớn xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn HACCP, ISO,... Phối hợp các huyện, thị xã và Thành phố Huế tăng cường vận động các hộ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản ký cam kết đảm bảo ATTP.

Kết nối với doanh nghiệp để thu mua sản phẩm, tạo tiền đề cho việc thực hiện mô hình sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh. Giới thiệu các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tham gia hội chợ hàng Nông sản an toàn thực nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, gian lận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày