Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.321.213
Truy câp hiện tại 15.299
Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021
Ngày cập nhật 05/04/2021

Hiện nay, các đối tượng sinh vật gây hại trên lúa và các loại cây trông khác đã xuất hiện tại một số địa phương và theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, trong tháng 4/2021 chịu ảnh hưởng của 2-3 đợt không khí lạnh tăng cường với cường độ yếu, xen kẽ có các đợt nắng nóng, chiều và tối có mưa dông, tạo điều kiện nóng ẩm thuận lợi cho các đối tượng tích lũy, gia tăng mật độ, tỷ lệ hại như: rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt… trên cây lúa; nhóm bệnh héo rũ trên cây lạc; bệnh chảy gôm, muội đen… trên cây bưởi Thanh Trà. Để đảm bảo thắng lợi cho sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2020-2021; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tăng cường bố trí cán bộ kỹ thuật về cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại trên các loại cây trồng, cụ thể:
- Đối với cây lúa: Tăng cường theo dõi diễn biến của các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa như: bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ, chuột, ... để có biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, an toàn và hiệu quả, tránh chủ quan để các đối tượng sinh vật phát tán, lây lan trên diện rộng.
- Đối với cây lạc: Tăng cường kiểm tra, theo dõi các đối tượng như nhóm bệnh héo rũ, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, sâu ăn lá,... để có biện pháp phòng trừ.
- Đối với cây sắn: Đôn đốc và kiểm tra việc tiêu hủy sắn nhiễm bệnh khảm lá; theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác, nhất là bọ phấn trắng (môi giới) truyền bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
- Đối với cây ăn quả (đặc biệt cây bưởi Thanh trà): Đẩy nhanh tiến độ trồng mới, trồng dặm để khôi phục vườn cây đảm bảo thời vụ. Tăng cường chăm sóc, phân bón hữu cơ, phân bón lá, tưới nước để tăng khả năng phục hồi sau các đợt lụt, bão. Kiểm tra bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ, ... để chỉ đạo phòng trừ kịp thời hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.
- Đối với các loại cây trồng khác: Hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón phân, thăm đồng thường xuyên nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại để chủ động quản lý và phòng trừ trên diện hẹp.
2. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật bố trí cán bộ phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo các đối tượng sinh vật gây hại chính xác, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, an toàn và hiệu quả; kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo phòng trừ sinh vật gây hại tại các địa phương nhằm xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh để đảm bảo an toàn dịch hại. Đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra việc buôn bán vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) ở địa phương và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Trung tâm Khuyến nông bố trí cán bộ kỹ thuật phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thị xã để tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chăm sóc và thực hiện các biện pháp phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại đảm bảo an toàn, hiệu quả.
4. Công ty TNNH NN MTV Quản lý khai thác công trình Thủy lợi chủ động phối hợp với các địa phương tích cực triển khai nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, tích trữ nước để chủ động nguồn nước tưới, chống hạn cho cây lúa và cây trồng khác; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, máy móc để xử lý kịp thời khi thời tiết xấu xảy ra bất thường nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai.
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày