Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.344.570
Truy câp hiện tại 5.748
Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 và những nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình mới
Ngày cập nhật 10/12/2021

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã không ngừng nỗ lực trong việc triển khai hoạt động chuyên môn, vừa phòng chống dịch vừa cố gắng đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm. Nhiệm vụ, công việc đã triển khai cơ bản hoàn thành, công tác kiểm tra giám sát được đảm bảo duy trì đủ và đúng đối tượng, thanh tra xử lý vi phạm hành chính đủ sức răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như truyền thông, quảng bá sản phẩm từ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn được thực hiện thường xuyên góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của các tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nông lâm thủy sản.

Năm 2021, tình hình dịch Covid 19 có nhiều chuyển biến phức tạp và kéo dài nên các hoạt động chuyên môn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác đến địa bàn các cơ sở. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp/ cơ sở sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian mới có thể khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, Ngành đã nỗ lực và linh động chỉ đạo, điều hành hoạt động trong tình hình mới, căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tiễn mà các hoạt động thanh tra, kiểm tra được triển khai tăng cường hoặc giãn cách, có thể thực hiện kiểm tra trực tuyến nếu cần thiết. Mục tiêu đề ra là vẫn đảm bảo công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tránh trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang cố gắng khôi phục sản xuất, các cơ sở vừa và lớn cố gắng duy trì hoạt động để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối cảnh khó khăn chung.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã không ngừng nỗ lực trong việc triển khai hoạt động chuyên môn, vừa phòng chống dịch vừa cố gắng đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm. Nhiệm vụ, công việc đã triển khai cơ bản hoàn thành, công tác kiểm tra giám sát được đảm bảo duy trì đủ và đúng đối tượng, thanh tra xử lý vi phạm hành chính đủ sức răn đe. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng như truyền thông, quảng bá sản phẩm từ cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn được thực hiện thường xuyên góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của các tổ chức, cá nhân đảm bảo an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nông lâm thủy sản.

Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định: (1) Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn ra kéo dài khiến tình hình kinh tế-xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ, các cơ sở sản xuất thực phẩm đa số thu hẹp quy mô sản xuất, hạn chế đầu tư, một số cơ sở nghỉ hoạt động, chờ giai đoạn phục hồi của kinh tế. Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá cũng vì vậy gặp nhiều khó khăn khi tâm lý của chủ cơ sở không hăng hái sản xuất, đầu tư. Một số cơ sở giết mổ do địa điểm quy hoạch chưa ổn định, nằm trong kế hoạch di dời nên các đơn vị quản lý hạn chế việc đầu tư nâng cấp, vì vậy việc đánh giá phân loại theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNN-PTNT gặp nhiều khó khăn. (2) Công tác thanh tra, kiểm tra vận chuyển, mua bán, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm còn gặp nhiều khó khăn: tư thương đối phó, nguồn tự sản tự tiêu, điều kiện vệ sinh thú y ở các lò giết mổ, các chợ còn bất cập. Vận chuyển sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ vẫn chưa đảm bảo vệ sinh. (3) Chính quyền địa phương cấp xã (xã, phường, thị trấn) chưa thực sự quan tâm và chủ động trong công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Chưa tích cực triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật, chỉ đạo điều hành, vẫn có tâm lý chờ cấp trên, thiếu chủ động.  Lý do khách quan do số lượng cán bộ chuyên trách từng lĩnh vực hầu như không có, đa số làm việc kiêm nhiệm hoặc tổng hợp chung nhiều lĩnh vực; địa bàn quản lý tương đối rộng nên khó khăn trong triển khai nhiệm vụ.

Với nhận định, tình hình dịch Covid 19 có nhiều chuyển biến phức tạp, tình hình giá cả thị trường biến động, năm 2022, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế xác định những nhiệm vụ trọng tâm về an toàn thực phẩm như sau:

(1) Toàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì phòng chống dịch đồng thời đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, chuẩn bị gia tăng sản xuất khi dịch được khống chế. Tăng cường chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi-thú y, định hướng kế hoạch và mùa vụ, thông tin kịp thời, bám sát diễn biến thị trường để tạo điều kiện thuận lợi phát triển “nhiệm vụ kép” mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định “vừa sản xuất vừa chống dịch hiệu quả”.

(2) Thường xuyên phối hợp lực lượng Ngành Y tế, Công thương, Cảnh sát, Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm; vận chuyển động vật tại các chốt kiểm dịch; kinh doanh thuốc thú y thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt nhằm đề phòng, ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng vật tư ngành nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất an toàn, đảm bảo chất lượng.

(3) Khuyến khích và tạo điều kiện môi trường, chính sách cho người dân, doanh nghiệp liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức sản xuất tập trung các sản phẩm sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo ATTP cho tiêu dùng.

(4) Tập trung thanh tra đột xuất; xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm về An toàn thực phẩm, vừa tăng cường thông tin, tuyên truyền vừa xử lý vi phạm. Chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương và các đơn vị chuyên môn triển khai giám sát, kiểm tra theo quy định.

(5) Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

(6) Tiếp tục tập trung tăng cường công tác tuyên truyền trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Đặc biệt là thông tin đến người tiêu dùng các mặt hàng đã được ngành Nông nghiệp xác nhận sản phẩm an toàn theo chuỗi sản xuất, các cửa hàng kinh doanh nông, thủy sản có nguồn gốc đã được các cơ quan chức năng giám sát. Hoạt động tuyên truyền nhằm tăng cường niềm tin của người dân đối với nhà sản xuất, với chính quyền và cơ quan chức năng./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày