Chính phủ điện tử tập trung vào tạo ra hiệu quả hoạt động của Chính phủ từ vận hành đến cung cấp dịch vụ. Trong xu thế mới, Chính phủ điện tử hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và chính quyền thông qua cải cách và chuyển đổi số mô hình hoạt động với mục tiêu là cải thiện đời sống công dân và hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp.
Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam tập trung ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số một cách toàn diện, coi đây là chìa khóa giúp đất nước ta phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Đặt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm dược Chính phủ đặt ra. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách về ứng dụng ICT trong nông nghiệp, khẳng định Nông nghiệp và một lĩnh vực quan trọng, được ưu tiên của chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện là: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nền tảng số và cơ sở dữ liệu; Tự động hóa quy trình và quản lý chuỗi cung ứng; Chuyển đổi số công tác quản lý.
Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phiên bản 2.0
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 5307/QĐ-BNN-KHCN ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phiên bản 2.0 kế thừa từ Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phiên bản 1.0 (đã được ban hành theo Quyết định số 5378/QĐ-BNN-KHCN ngày 22/12/2017); phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; và là tài liệu định hướng cho việc phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 của Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kiến trúc Chính phủ Điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phiên bản 2.0 được quy đinh chi tiết tại Quyết định số 5307/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2021 (Xem tập tin đính kèm).
VĂN PHÒNG SỞ