Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.308.023
Truy câp hiện tại 7.206
Việc triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khả quan
Ngày cập nhật 06/12/2023

Trong 8 tháng đầu năm 2023, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các sở,ban, ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực, tích cực trong tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Nhìn chung, kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo Kế hoạch đề ra.

Công tác rà soát, ban hành bổ sung, sửa đổi và công bố danh mục TTHC của các cấp, các ngành đã được duy trì thực hiện thường xuyên; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

Nhiệm vụ niêm yết công khai TTHC đã được các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm, chú trọng. Hầu hết các đơn vị đều có bảng niêm yết TTHC theo đúng quy định tại trụ sở cơ quan hoặc tại Bộ phận Một cửa các cấp và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

Việc triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, ứng dụng tiếp nhận TTHC trực tuyến Hệ thông thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nói riêng và công tác kiểm soát TTHC nói chung.

Hoạt động tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giữ được sự ổn định, chuyên nghiệp, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC theo quy định; hồ sơ của người dân, doanh nghiệp được các ngành, các cấp giải quyết đảm bảo về chất lượng và tiến độ; duy trì tốt mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC; đặc biệt trong công tác cải cách TTHC có nhiều đổi mới; tỷ lệ người dân, doanh nghiệp quan tâm sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến có xu hướng tăng lên trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 21/08/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC thông qua Dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Về gắn kết việc số hoá hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với quá trình tiếp nhận, xử lý TTHC tại Bộ phận Một cửa

a) Kết quả triển khai quy trình số hóa đến BPMC các cấp và các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức trong tiếp nhận, giải quyết TTHC:

- Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC được triển khai thực hiện đồng bộ tại Bộ phận Một cửa của cả 03 cấp trong đó: Cấp tỉnh: 01 Trung tâm Phục vụ hành chính công; Cấp huyện: 09 Trung tâm Hành chính công; Cấp xã: 141 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Tổ chức triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại 100% Bộ phận một cửa trên toàn tỉnh.

b) Việc nâng cấp hoàn thiện hệ thống, hạ tầng công nghệ thông tin:

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh đang được nâng cấp để đảm bảo đầy đủ yêu cầu về chức năng, hạ tầng để thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại Điều 23 Thông tư số 01/2023/TT-VPCP.

- Hoàn thành kết nối, liên thông cổng dịch vụ công quốc gia đảm bảo các nội dung: Đăng nhập một lần, Đồng bộ hồ sơ, Xử lý Hồ sơ, Thanh toán trực tuyến phí, lệ phí TTHC, Thanh toán trực tuyến Nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai, tài sản. Hoàn thành đồng bộ số liệu thống kê tình hình xử lý hồ sơ lên Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia; rà soát, hoàn thiện đồng bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 cho các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Hiện nay, tỉnh đã hoàn thiện API đồng bộ TTHC từ CSDL TTHC quốc gia và triển khai CSDL TTHC mới lên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; đồng thời tiến hành rà soát nâng cấp các chức năng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh nhằm đảm bảo nội dung được yêu cầu tại Công văn số 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn kỹ thuật triển khai Đề án 06 đảm bảo khả năng đồng bộ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia; đảm bảo các chức năng phục vụ công tác số hóa, tái sử dụng dữ liệu số hóa và kết quả giải quyết TTHC, đồng thời đảm bảo các chức năng khác liên quan.

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã cập nhật chức năng trả kết quả đã tự động đính mã kết quả theo mã giấy tờ của TTHC quốc gia. Để tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC và căn cứ Khoản 3, Điều 14, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về kết quả giải quyết TTHC, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC tuân thủ nghiêm việc ký số vào kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Về áp dụng mã QR trong tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC: Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã cho phép sinh mã QR trong việc hỗ trợ công dân/doanh nghiệp thanh toán trực tuyến qua quét QR code.

- Đối với việc xây dựng Kho quản lý dữ liệu điện tử trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu tái sử dụng dữ liệu theo quy định. Hiện nay, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã hoàn thiện Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức theo Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; tiếp tục phối hợp các đơn vị kết nối đồng bộ và kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu tái sử dụng dữ liệu theo quy định.

c) Kết quả thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC:

- 100% hồ sơ được số hóa ngay từ bước tiếp nhận. Tuy nhiên, việc số hóa hiện nay mới dừng ở bước quét (scan) hồ sơ; kết quả giải quyết TTHC được ký số và đính kèm lên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Số hồ sơ phát sinh cụ thể (01/01/2023-31/8/2023) như sau:

+ Cấp tỉnh: 63.357 hồ sơ;

+ Cấp huyện: 86.931 hồ sơ;

+ Cấp xã: 143.895.

d) Kết quả việc sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa: Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã cập nhật chức năng trả kết quả đã tự động đính mã kết quả theo mã giấy tờ của TTHC quốc gia. Để tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC và căn cứ Khoản 3, Điều 14, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về kết quả giải quyết TTHC, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC tuân thủ nghiêm việc ký số vào kết quả giải quyết TTHC.

2. Về đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc         đơn giản hoá trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đang chuẩn hóa lại biểu mẫu điện tử và đang phối hợp các ngành rà soát và xác định dữ liệu được chia sẻ vào các trường thông thông tin trong biểu mẫu điện tử. Đối với thông tin công dân, trong quá trình đăng ký hồ sơ trực tuyến đã được chuẩn hóa và xác thực với CSDLQG về dân cư và tự động điền vào mà không yêu cầu công dân cập nhật lại.

- Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện rà soát, triển khai Hệ thống biểu mẫu điện tử của các TTHC, dịch vụ công trực tuyến cả 3 cấp thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực theo Kế hoạch số 1963/KH-STTTT ngày 21/7/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc triển khai rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh năm 2023, để bảo đảm mục tiêu cắt giảm ít nhất 20% thông tin phải khai báo khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Thời gian thực hiện theo Kế hoạch số 290/KH-UBND ngày 28/08/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch Cải cách TTHC trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã bổ sung chức năng Tra cứu CSDL quốc gia về Dân cư đảm bảo triển khai Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ đối với hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, tỉnh đã bỏ quy định về nộp giấy tờ cá nhân như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, xác nhận cư trú đối với các thủ tục có yêu cầu và đã tra cứu CSDLQG về dân cư để xử lý hồ sơ.

- Đã thực hiện đồng bộ, kết nối chia sẻ dữ liệu về trạng thái, tình hình xử lý hồ sơ giữa các hệ thống thông tin cung cấp DVCTT thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp với Hệ thống giải quyết TTHC cấp tỉnh và Cổng DVC quốc gia; cụ thể:

- Đã hoàn thành đồng bộ số liệu thống kê tình hình xử lý hồ sơ giải quyết TTHC lên Cổng DVC Quốc gia;

- Đã thực hiện kết nối, đồng bộ hồ sơ từ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia gồm:

+ Đồng bộ thêm mới hồ sơ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia

+ Đồng bộ trạng thái hồ sơ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia

+ Đồng bộ nhật ký hồ sơ hồ sơ và file đính kèm

+ Liên thông với Cổng Dịch vụ công Quốc gia Thanh toán trực tuyến (thanh toán phí, lệ phí).

+ Liên thông với Cổng Dịch vụ công Quốc gia Nhận thông tin thông báo nghĩa vụ tài chính.

+ Liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia nhận trạng thái hồ sơ và biên lai thu thuế (Thanh toán thuế - đất đai)

+ Đồng bộ các dữ liệu trong danh mục dữ liệu chủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết TTHC của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh được thống nhất, hiệu quả.

- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh đã kết nối, liên thông với các CSDL và phần mềm do Bộ, ngành Trung ương triển khai để giải quyết TTHC

3. Mở rộng việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Tổng số TTHC đã thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính: chưa triển khai.

- Đối với việc thực hiện tái cấu trúc quy trình, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tỉnh đã cung cấp 1.859 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình, một phần trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (bao gồm: 787 DVCTT toàn trình (chiếm tỉ lệ 40%), 1.072 DVCTT một phần (chiếm tỉ lệ 55%)); số lượng hồ sơ trực tuyến của từng TTHC trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết của TTHC

4. Về nâng cao tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của BPMC

- Hiện nay tỉnh đang thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân:

+ Tại cấp tỉnh: Trung tâm Hành chính công tỉnh được hình thành theo Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của UBND tỉnh và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2018, được đổi tên thành Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh từ ngày 31/10/2018. Trung tâm hoạt động với mô hình tập trung để làm đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả, giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của 19 sở, ban, ngành cấp tỉnh (trừ Ban Dân tộc và Thanh tra tỉnh) và 2 cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương (gồm Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh);

+ Tại cấp huyện: Năm 2017, UBND tỉnh đã triển khai Trung tâm Hành chính công cấp huyện theo Quyết định số 402/QĐ-UBND ngày 01/3/2017 của UBND tỉnh được các địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2017 và được UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai quyết liệt đến cán bộ, công chức, viên chức, tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương, mô hình hoạt động của Trung tâm Hành chính công. Trong khoảng thời gian tháng 3 và tháng 4/2017, các Trung tâm Hành chính công tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố lần lượt khai trương, đi vào hoạt động và được tổ chức hoạt động ổn định từ đầu năm 2018 cho đến nay;

+ Tại cấp xã: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

Các mô hình trên đều đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2018/NĐ-CP.

- Để triển khai giải pháp giảm thời gian giải quyết TTHC, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1177/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2023 về việc phê duyệt danh mục TTHC cắt giảm thời gian giải quyết khi nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến so với hình thức nộp hồ sơ trực tiếp thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó có một số TTHC có tỷ lệ cắt giảm thời gian giải quyết lên đến 57%, đồng thời tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 21/08/2023 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về việc miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện;

- Hiện nay, tại các BPMC các cấp đã bố trí ki ốt hỗ trợ người dân tra cứu thông tin, thành phần hồ sơ. Chưa hỗ trợ được người dân kê khai, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thực hiện TTHC tự động mà không cần hỗ trợ, tiếp nhận trực tiếp của cán bộ BPMC.

 - Việc tổ chức thực hiện tiếp nhận hoặc hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC tại nhà hoặc hẹn giờ giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức (nếu có đề nghị nêu rõ cách làm và lợi ích đem lại): Chưa triển khai

- Tổng số quầy tiếp nhận hồ sơ cho người già, phụ nữ mang thai, người khuyết tật (nếu có): chưa triển khai

- Đối với việc triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC: tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đang thực hiện thí điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Thông tin và Truyền thông. Trung tâm đang tiếp nhận thay (và hướng dẫn nộp trực tuyến) cho một số đơn vị có số lượng hồ sơ trực tiếp ít như : Sở Ngoại vụ, Sở Văn hoá và Thể thao.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã sử dụng thống nhất bộ nhận diện thương hiệu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 09 Trung tâm Hành chính công cấp huyện và 141 Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã.

5. Đổi mới việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo thời gian thực trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới

- Hiện nay, Danh mục TTHC thuộc phạm vi giải quyết trên địa bàn tỉnh có: 2.106 TTHC (cấp tỉnh: 1.591 TTHC, cấp huyện: 383 TTHC, cấp xã: 132 TTHC), trong đó có 2.088 TTHC do cơ quan Trung ương quy định, 18 TTHC đặc thù của địa phương. Niêm yết đầy đủ, công khai và đúng quy định đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tại địa điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC (Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Trung tâm Hành chính công cấp huyện; Bộ phận Một cửa cấp xã).

- Trong 8 tháng đầu năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành 70 Quyết định phê duyệt bổ sung 608 quy trình nội bộ để cấu hình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, đã hoàn thành phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết TTHC trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh.

- Hệ thống thông tin giải quyết tỉnh từ đầu năm 2023 đến nay: đã đồng bộ 320.672 hồ sơ (đạt tỉ lệ 85%), đồng thời công khai quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, dịch vụ công cho người nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để theo dõi, giám sát, đánh giá trên tổng số hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết theo cấp thực hiện.

- Đã triển khai Bộ Chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công dựa trên dữ liệu theo thời gian thực theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ (đã công khai trên Cổng Thông tin điện tử và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; Định kỳ hàng tháng công khai danh sách cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức người lao động giải quyết hồ sơ chậm muộn.

- Trong 8 tháng đầu năm 2023, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, các sở,ban, ngành, các địa phương đã có nhiều nỗ lực, tích cực trong tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Nhìn chung, kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo Kế hoạch đề ra.

- Công tác rà soát, ban hành bổ sung, sửa đổi và công bố danh mục TTHC của các cấp, các ngành đã được duy trì thực hiện thường xuyên; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

- Nhiệm vụ niêm yết công khai TTHC đã được các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm, chú trọng. Hầu hết các đơn vị đều có bảng niêm yết TTHC theo đúng quy định tại trụ sở cơ quan hoặc tại Bộ phận Một cửa các cấp và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị.

- Việc triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”, ứng dụng tiếp nhận TTHC trực tuyến Hệ thông thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức nói riêng và công tác kiểm soát TTHC nói chung.

- Hoạt động tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giữ được sự ổn định, chuyên nghiệp, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC theo quy định; hồ sơ của người dân, doanh nghiệp được các ngành, các cấp giải quyết đảm bảo về chất lượng và tiến độ; duy trì tốt mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC; đặc biệt trong công tác cải cách TTHC có nhiều đổi mới; tỷ lệ người dân, doanh nghiệp quan tâm sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến có xu hướng tăng lên trên tất cả các lĩnh vực, nhất là sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 21/08/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Quy định mức thu lệ phí khi thực hiện TTHC thông qua Dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày