Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.312.813
Truy câp hiện tại 10.274
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2024
Ngày cập nhật 04/02/2024

Ngày 25/01/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 226/KH-SNNPTNT về triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2024.

Kế hoạch được xây dựng với mục tiêu triển khai các nội dung nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Phát triển chính quyền số

- 100% thủ tục hành chính của Sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

- 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

- Phấn đấu chỉ số người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%.

- Xây dựng dữ liệu số đạt 60% yêu cầu của ngành và đồng bộ thống nhất để tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Định kỳ cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, đạt 24 bộ dữ liệu chuyên ngành theo Kế hoạch cung cấp dữ liệu mở của ngành.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của Sở và các đơn vị trực thuộc được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

- 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- Triển khai hệ thống báo cáo số, 95% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

- 90% công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

Phát triển kinh tế số

- Phấn đấu 35% doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn có cung cấp dịch vụ, hàng hóa lên sàn thương mại điện tử.

- Phấn đấu 50% doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

- 80% sản phẩm OCOP, 35% các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh được đưa lên sàn thương mại điện tử.

Phát triển xã hội số

- 100% công chức, viên chức và người lao động (CCVC NLĐ) có sử dụng điện thoại thông minh.

- 100% CCVC NLĐ có cài đặt Hue-S.

- 100% CCVC NLĐ có tài khoản định danh điện tử, liên kết tài khoản định danh điện tử với tài khoản công vụ trong cơ quan nhà nước.

- 90% các thông tin chỉ đạo, điều hành của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được đăng tải, phổ biến qua trang Thông tin điện tử của Sở (trừ các thông tin bí mật nhà nước).

- 100% phản ánh hiện trường, góp ý của người dân liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua ứng dụng Hue-S và qua các kênh khác như website của Sở được xử lý đúng quy định.

Các giải pháp cần tập trung thực hiện để đạt các mục tiêu đã đặt ra

Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp: Ứng dụng các kênh truyền thông như Hue-S, mạng xã hội, cổng/ trang thông tin điện tử để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; phổ biến nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân trên Hue-S; ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập các ứng dụng hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trên điện thoại thông minh đến người dân.

Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp: Phối hợp doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;… 

Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ: Nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp như internet vạn vật IoT, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối,…

Thu hút, phát triển nguồn lực công nghệ thông tin: Nguồn lực được coi là giải pháp quan trọng, cốt lõi để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhằm thực hiện thành công mục tiêu chuyển đổi số của quốc gia. Do đó, cần ưu tiên và có các giải pháp, chính sách hỗ trợ để đa dạng hóa nguồn lực (tài chính và nhân lực) để chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Tăng cường hợp tác, kết nối giữa các địa phương: Tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, tham gia các hội nhóm kết nối giữa các địa phương trong cả nước, tăng cường mối quan hệ với các tỉnh bạn, quảng bá, tạo thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp trên bàn.

Xem nội dung đầy đủ của Kế hoạch tại tập tin đính kèm./.

Tập tin đính kèm:
PHƯƠNG ANH - VPS
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày