Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.307.985
Truy câp hiện tại 7.176
HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ “THÚC ĐẨY SỐ HÓA NGÀNH NÔNG NGHIỆP”
Ngày cập nhật 16/05/2024

Chiều ngày 14/5/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương.

Tại điểm cầu trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Long An; cùng đại diện các sở, ban, ngành tham dự hội nghị.

Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bám sát các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, Nhà nước, Chính phủ để triển khai quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, Chuyển đổi số thông qua đẩy nhanh số hóa dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào các hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, sản xuất, kinh doanh...

Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, các điểm nghẽn về tình hình số hóa, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, mô hình thực tiễn trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp; chỉ ra những giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số, nhất là ứng dụng công nghệ số vào thực tiễn như trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu, tự động hóa... vào hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, qua đó giúp tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam.

Đến nay, Nông nghiệp Việt Nam được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn của thế giới. Trong gần 40 năm, trong đó có 30 đổi mới (1986 - 2024), nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/ năm giai đoạn (1986 - 2016). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Trong khi các ngành kinh tế khác còn đang chịu ảnh hưởng lớn của suy thoái kinh tế, ảnh hưởng do đại dịch Covid 19, ngành nông nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt kết quả khá toàn diện, tăng trưởng ngành đạt tốc độ khá cao.

Bên cạnh những kết quả rất đáng tự hào, song sự tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng như thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên các yếu tố đầu vào truyền thống cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên cao, đồng thời sau một thời gian dài phát triển còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế chưa được khắc phục như: sản xuất mạnh mún, thông tin “mù mờ”, quản lý nuôi, trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản còn ở mức độ thấp, công tác dự báo rủi ro thiên tai, dịch bệnh và thị trường còn hạn chế; mức độ áp dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ cao, mới trong nông nghiệp còn thấp và thiếu đồng bộ; kết nối giữa các thành phần trong chuỗi giá trị nông nghiệp yếu và rời rạc; kinh tế số nông nghiệp chưa phát triển đúng tiềm năng; việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn rất hạn chế. Vì vậy, mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Hiện nay, làn sóng đổi mới công nghệ tốc độ cao song hành với hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu đang tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, với đường lối phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, sự phát triển rực rỡ của các công nghệ số mới sẽ là những nhân tố, giải pháp tổng thể và triệt để khắc phục những hạn chế mà nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt.

Trình bày tham luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trọng tâm là rà soát, ứng dụng các công nghệ số phù hợp vào quy trình quản lý nhà nước; từng bước thay đổi tư duy, phương thức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng số hóa, nông nghiệp thông minh, tạo động lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, hướng đến nền kinh tế nông nghiệp.

Tỉnh đang chỉ đạo ngành Nông nghiệp tập trung hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên cơ sở kiến trúc, quy chuẩn, dịch vụ chia sẻ dữ liệu thống nhất, bảo đảm nền tảng về dữ liệu là hạ tầng quan trọng, cốt yếu cho chuyển đổi số. Hiện nay, hệ thống thông tin sản phẩm nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xây dựng và đưa vào hoạt động tại địa chỉ: http://nongsan.thuathienhue.gov.vn; đã cập nhật được gần 100 sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh. Hệ thống được phát triển nhằm cung cấp giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp cho tổ chức, doanh nghiệp; thông tin về các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực… được số hóa, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, phục vụ công tác quản lý sản xuất, kinh doanh; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số. Một số mô hình chuyển đổi số, số hóa trong nông nghiệp đã được xây dựng và bước đầu cho kết quả tích cực, tiêu biểu: (1) Mô hình truy xuất nguồn gốc đối với các loại cây ăn quả như Bưởi Thanh trà, Ổi… Quá trình sản xuất được số hóa và người dùng có thể tra cứu, truy xuất thông tin; qua đó từng bước xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cây trồng. (2) Mô hình nuôi tôm thẻ thông minh ứng dụng công nghệ IoT trong giám sát, tương tác tự động. Hệ thống sẽ tự động cảnh báo các chỉ số môi trường trong ao nuôi, theo dõi qua ứng dụng trên điện thoại, giúp người nuôi có thể quản lý từ xa, phát hiện sớm các yếu tố bất lợi để kịp thời điều chỉnh giúp tôm nuôi sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Đã số hóa, tích hợp dữ liệu về thủy lợi, phòng chống thiên tai trên nền tảng Hue-S với các dữ liệu ban đầu như: Số liệu về mực nước các hồ chứa, mực nước trên sông Hương, sông Bồ, mực nước tại các Đập thủy lợi, thủy điện, các thông tin về thời tiết, lượng mưa, sức gió, ngập lụt và các cảnh báo liên quan; qua đó giúp người dân có thể nhanh chóng cập nhật thông tin về thiên tai để chủ động ứng phó, giảm thiểu các thiệt hại trong mùa mưa lũ. Một số dữ liệu chuyên ngành được quản lý bằng các phần mềm chuyên dụng như: 100% tàu cá xa bờ (436 tàu cá) được trang bị thiết bị giám sát hành trình và quản lý trên phần mềm Vnfishbase; 100% các lô rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp với tổng diện tích 338.012,00 ha được số hóa và quản lý trên phần mềm GIS; Ứng dụng phần mềm trong công tác quản lý tài nguyên rừng, cảnh báo cháy rừng bằng thiết bị bay không người lái; Thường xuyên số hóa, cập nhật thông tin về dịch bệnh động vật tại địa phương lên Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS), đáp ứng thông tin kịp thời trong công tác phòng chống, khoanh vùng, dập dịch.

Bên cạnh nhưng kết quả đạt dược, vẫn còn tồn tại một số hạn chế về cơ sở hạ tầng số ở nông thôn, nhận thức, kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của bà con nông dân; sự phân tán của dữ liệu chuyên ngành nông nghiệp; một bộ phận nhỏ cán bộ công chức viên chức và người lao động đã quen với cách thức làm việc, lưu trữ thông tin số liệu theo phương thức truyền thống, chưa kịp thích ứng với các ứng dụng, phần mềm hiện đại, gặp nhiều khó khăn trong việc số hóa dữ liệu. Chi phí đầu tư cho các mô hình ứng dụng công nghệ tiến tiến vào sản xuất nông nghiệp rất lớn…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ghi nhận, biểu dương nỗ lực của ngành nông nghiệp trong chuyển đổi số, đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần vào những kỳ tích mà ngành nông nghiệp đạt được trong thời gian vừa qua.

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ thể chế cho phát triển nông nghiệp nói chung và cho chuyển đổi số trong nông nghiệp còn những điểm nghẽn cần tháo gỡ; hạ tầng số trong nông nghiệp còn yếu; tỉ lệ dịch vụ công toàn trình mới đạt 16% trong khi mục tiêu của Chính phủ là 80%; tỉ lệ dữ liệu được thống kê và kết nối được chưa cao; còn thiếu hụt nhân lực chuyển đổi số, tỉ trọng đóng góp kinh tế số trong GDP còn khiêm tốn.

Phó Thủ tướng đề nghị đề nghị thời gian tới, để thúc đẩy mạnh mẽ công tác số hóa ngành Nông nghiệp, toàn ngành cần tập trung cải cách hành chính để ngày càng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện chuyển đổi số; tích cực hợp nhất, đồng bộ hệ thống thông tin dữ liệu giữa các bộ, ngành; tập trung đầu tư hạ tầng số và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Nông nghiệp.

Một số hình ảnh Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế:

TÔN THẤT NIỆM - VPS
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày