Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 3.974
Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng từ ngày 03/8 đến 09/8/2016
Ngày cập nhật 11/08/2016

TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI CÂY TRỒNG ĐỊNH KỲ 7 NGÀY

 (Từ ngày 03/8/2016 đến ngày 09/8/2016)

 

I. Tình hình thời tiết và sinh trưởng của cây trồng

1. Thời tiết:

          - Nhiệt độ: TB: 30,90C; Cao nhất: 39,70C; Thấp nhất:  25,40C

          - Độ ẩm: TB: 71,4%; Thấp nhất:  39%

          - Ngày mưa: 0 ngày. Lượng mưa: 0 mm.

2. Côn trùng trưởng thành vào bẫy đèn

Tên sinh vật hại/ sinh vật có ích

Số lượng bình quân trưởng thành/bẫy

Đêm 02/8

Đêm 03/8

Đêm 04/8

Đêm 05/8

Đêm 06/8

Đêm 07/8

Đêm 08/8

Sâu cuốn lá nhỏ

1

1

2

2

2

3

5

Sâu cuốn lá lớn

0

1

1

1

1

1

0

Sâu đục thân

0

0

1

1

0

0

0

Rầy nâu

2

1

2

1

2

2

3

Rầy lưng trắng

1

1

0

1

1

2

1

Rầy xanh đuôi đen

1

1

1

1

1

1

0

Bọ xít mù xanh

0

0

1

0

0

1

2

          Nhận xét:

          - Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu vào đèn gia tăng mạnh.

- Rầy xanh đuôi đen, rầy lưng trắng bắt đầu vào đèn.

          - Trưởng thành sâu đục thân, sâu cuốn lá lớn vào đèn bắt giảm.

3. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

a) Cây lúa:

- Diện tích sản xuất 25.493 ha. Trong đó:

+ Hè Thu sớm thu hoạch xong: 191 ha.

+ Hè Thu chính vụ 25.302 ha: Diện tích lúa trổ-chín 23.410 ha (trong đó diện tích lúa chín 1.800 ha, diện tích chắc xanh 6.388 ha, đang trổ 15.222 ha), diện tích làm đòng 1.892 ha.

b) Cây trồng khác

Cây trồng

     Diện tích (ha)

GĐST

Rau

652,0

1.887,0

450,0

Phát triển thân lá

Thu hoạch

Trồng mới

Lạc: Hè Thu

264,0

Ra hoa, đâm tia

Khoai lang

170,0

Phát triển lá-củ

Cây sắn

6.923,0

Phát triển củ

Ngô: Hè Thu

350,0

Phát triển thân lá

Cây ăn quả

       3.459,0  

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cà phê

         37,0

Phát triển thân cành, phát triển quả

Cây cao su

+ Kinh doanh

+ KTCB

 

 

       7.409,0

       1687,0

 

 

Khai thác mủ

Phát triển cành lá

 

 

II. Nhận xét tình hình sinh vật gây hại 7 ngày qua 

1. Trên cây lúa

          - Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 1.182 ha (tăng 287 ha so với tuần trước, tăng 565 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 5-10 con/m2, nơi cao 20-40 con/m2 trong đó diện tích nhiễm trung bình 155 ha (tăng 53 ha so với tuần trước), diện tích nhiễm nặng 42 ha (tăng 27 ha so với tuần trước tại Hương Thủy), sâu giai đoạn tuổi 5 đến trưởng thành. Phân bố: Huế: 550 ha (trung bình 50 ha), Hương Thủy: 297 ha (trung bình 70, nặng 27 ha), Quảng Điền: 15 ha, Phú Lộc: 200 ha; Phú Vang: 120 ha.

          - Nhện gié: Diện tích nhiễm 1.775,5 ha (tăng 605,5 ha so với tuần trước tại Huế: 20 ha, Hương Thủy: 175,5 ha, Phú Lộc: 100 ha, Phú Vang: 310 ha; giảm 1.800,5 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 15%-30%,trong đó diện tích nhiễm trung bình 60 ha (tăng 60 ha so với tuần trước tại Hương Thủy, Hương Trà) tỷ lệ hại 30-60%, diện tích nhiễm nặng 0,5 ha tỷ lệ hại >60%. Phân bố: Huế 20 ha, Hương Thủy: 175,5 ha (nặng 0,5 ha), Hương  Trà: 700 ha, Phú Vang: 760 ha, Phú Lộc: 100 ha.

          - Rầy nâu, rầy lưng trắng: Diện tích nhiễm 552 ha (tăng 187 ha so với tuần trước Hương Thủy: 30 ha, Hương Trà: 120 ha, Phú Vang: 37 ha; giảm 445,25 ha so với cùng kỳ năm trước), mật độ 750-1.500 con/m2, trong đó diện tích nhiễm trung bình 7 ha (tăng 7 ha tại Hương Thủy: 5 ha, Phú Vang: 2 ha) mật độ 1.500-3.000 con/m2, rầy giai đoạn tuổi 3-4, mật độ trứng 1-2 ổ/dảnh. Phân bố: Huế 300 ha, Hương Thủy 35 ha, Hương Trà 120 ha, Phú Vang 87 ha, Phú Lộc 10 ha.

          - Bệnh lem lép hạt: Diện tích nhiễm 1.916 ha (tăng 1.226 ha so với tuần trước, giảm 3.125 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%; trong đó diện tích nhiễm trung bình 425 ha (tăng 409 ha so với tuần trước tại Hương Thủy: 40 ha, Hương Trà: 150 ha, Quảng Điền: 80 ha, Phú Vang: 50 ha, Phú Lộc: 80 ha) tỷ lệ bệnh10-20%, diện tích nhiễm nặng 98 ha (tăng 98 ha so với tuần trước tại Hương Thủy: 3 ha, Hương Trà: 50 ha, Quảng Điền: 10 ha, Phú Vang: 15 ha, Phú Lộc: 20 ha) tỷ lệ bệnh 25-30%. Phân bố: Huế 20 ha, Hương  Thủy 453 ha, Hương Trà 400 ha, Quảng Điền 90 ha, Phong Điền 18 ha, Phú  Vang 730 ha, Phú Lộc 205 ha.

          - Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 4.165 ha (giảm 44 ha so với tuần trước; giảm 1.767 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 10-20%, bệnh cấp 1-3; trong đó diện tích nhiễm trung bình 400 ha (giảm 158 ha so với tuần trước) tỷ lệ bệnh 30-40%, diện tích nhiễm nặng 5 ha (giảm 6 ha so với tuần trước) tỷ lệ bệnh >40 %, bệnh cấp 5-7. Phân bố: Huế 500 ha (trung bình 100 ha), Hương  Thủy 665 ha (trung bình 50 ha, nặng 5 ha), Hương Trà 700 ha (trung bình 100 ha), Quảng Điền 40 ha, Phong Điền 150 ha, Phú  Vang 2.030 ha (trung bình 80 ha), Phú Lộc 90 ha (trung bình 30 ha).

- Ngoài ra, chuột, sâu đục thân, bọ phấn, sâu xanh, bệnh đốm nâu,… gây hại cục bộ một số diện tích, đã chỉ đạo phun trừ.

2. Cây trồng khác

a) Cây cao su

Các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh xì mủ, bệnh đốm lá, bệnh phấn trắng,... gây hại cục bộ, tỷ lệ bệnh thấp.

b) Cây bưởi Thanh trà

- Bệnh chảy gôm: Diện tích nhiễm bệnh 425 ha (tăng 10 ha so với tuần trước, tăng 265 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ bệnh 5-10%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 3 ha (tăng 3 ha tại Huế) tỷ lệ bệnh 10- 20%, diện tích nhiễm nặng 2 ha tỷ lệ bệnh >20%. Phân bố: Huế 25 ha (trung bình 3 ha, nặng 2 ha) (Thủy Biều); Hương Trà 350 ha (Hương Vân, Hương Hồ); Phong Điền 30 ha (Phong Thu); Hương Thủy 20 ha (Thủy Bằng).

- Nhện hại quả: Diện tích nhiễm 180 ha (giảm 20 ha so với tuần trước, tăng 180 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 5-20%, trong đó diện tích nhiễm trung bình 50 ha (Hương Hồ, Hương Vân, Hương Thọ-Hương Trà)

- Các đối tượng gây hại khác như: Sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, rệp sáp, bọ xít chích quả, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen... gây hại mật độ và tỷ lệ hại thấp.

c) Cây Sắn

- Nhện đỏ: Diện tích nhiễm 800 ha (tăng 220 ha so với tuần trước tại Hương Trà 200 ha, Phong Điền 20 ha), tăng 255 ha so với cùng kỳ năm trước), tỷ lệ hại 10-20%, trong đó điện tích nhiễm trung bình 5 ha, diện tích nhiễm nặng 5 ha tỷ lệ hại 40-50%. Phân bố: Hương Trà: 700 ha, Phong Điền: 70 ha, Phú Vang 30 ha.

- Các đối tượng sinh vật gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp.

d) Cây Lạc

Các đối tượng sinh vật gây hại mật độ và tỷ lệ thấp.

e) Cây Rau

- Sâu ăn lá: Diện tích nhiễm 20 ha (không tăng so với tuần trước, tăng 20 ha so với cùng kỳ năm trước, mật độ 5-10 con/m2 (Hương Trà).

- Dòi đục lá: Diện tích nhiễm 56 ha (không tăng so với tuần trước), tỷ lệ hại 5-10%, nơi cao 15%; trong đó diện tích nhiễm trung bình 10 ha (Hương Trà).

- Bệnh khô đầu lá trên cây hành; sâu xanh da láng trên cây hẹ; Bệnh đốm lá, héo rũ trên cây rau khác gây hại rải rác, mật độ và tỷ lệ bệnh thấp (Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền, Huế,...).

III. Dự kiến tình hình sinh vật gây hại trong thời gian tới

          Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, trong thời gian tới thời tiết tiếp tục chịu ảnh hưởng chủ yếu rìa nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía tây kết hợp với gió mùa tây nam, nên ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, chiều tối và đêm có mưa rào và dông.

1. Cây lúa

           - Rầy nâu, rầy lưng trắng tiếp tục phát triển, tích lũy, gia tăng mật độ, tỷ lệ hại và diện phân bố.

           - Sâu cuốn lá nhỏ nở và gây hại trên trà muộn đang làm đòng chuẩn bị trổ.

           - Bệnh khô vằn, thối bẹ lá đòng,... phát triển gây hại lây lan trên diện rộng có khả năng gia tăng bệnh lem lép hạt khi lúa trổ.

           - Bệnh lem lép hạt tiếp tục phát sinh gây hại trên diện tích lúa đang trổ.

2. Cây trồng khác         

- Bệnh xì mủ, loét sọc miệng cạo, phấn trắng, rụng lá Corynespora, ... tiếp tục gây hại trên cây cao su.

- Bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá greening, bệnh muội đen, rệp sáp, sâu đục thân, đục cành, bọt xít chích quả... gây hại trên cây ăn quả.

          - Bệnh thán thư, khô đầu lá, sâu ăn tạp, dòi đục lá,..gây hại rau; nhện đỏ, bọ phấn, đốm lá,... gây hại cây sắn.

IV. Đề nghị

1. Trên cây lúa

- Thường xuyên giữ nước trong ruộng từ khi lúa làm đòng đến trổ chín để tăng khả năng chống chịu với điều kiện nắng nóng, nhiệt độ cao nhằm hạn chế ảnh hưởng đến quá trình vào chắc của hạt giai đoạn lúa trổ bông-phơi màu, vào chắc xanh và ảnh hưởng đến quá trình hình thành gié và hạt giai đoạn lúa làm đòng chuẩn bị trổ. Chỉ tháo cạn nước trước khi thu hoạch 7 ngày.

- Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra trên diện tích làm đòng-chuẩn bị trổ để xác định nguyên nhân gây bệnh lem lép và chỉ đạo phun phòng bệnh khi lúa trổ vè thưa (lúa trổ 3-5%) đối với bệnh do nấm (bệnh khô vằn, thối bẹ lá đòng, các loại nấm gây hại trên hạt); hướng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, thu gom lúa chét, cỏ dại ven bờ nhằm hạn chế nhện gié gây hại.

- Tăng cường kiểm tra, theo dõi diễn biến rầy trên đồng ruộng để chỉ đạo phun trừ nơi có mật độ cao (>1.500 con/m2) bằng các loại thuốc hóa học như: Chess 50WG, Acnypiram 50WP, Elsin 20EC,... Đối với diện tích nhiễm rầy mật độ cao, nhiều tuổi phát dục thì chỉ đạo phun kép bằng cách trộn thuốc có hoạt chất Fenobucarb, Diazinon, … với cát hoặc đất bột vãi phía dưới gốc lúa, phía trên phun thuốc để tăng hiệu lực trừ rầy. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sau khi phun trừ rầy để chống tái nhiễm. Không được sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid để phun trừ rầy giai đoạn lúa làm đòng-trổ. Đối với diện tích lúa đã chín còn khoảng 7-10 ngày thu hoạch nếu nhiễm rầy mật độ cao chỉ đạo thu hoạch để hạn chế thiệt hại và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phòng trừ trên diện hẹp.

Lưu ý: Hiện nay, cây lúa đang giai đoạn trổ, do vậy nên phun thuốc vào chiều mát. Phun thuốc phải đảm bảo đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích (20-30 lít/500 m2), phun đảm bảo theo nguyên tắc “4 đúng”.

          2. Cây trồng khác         

a) Cây cao su: Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý, phòng trừ trên diện hẹp hạn chế bệnh lây lan.

b) Cây bưởi Thanh trà: Hướng dẫn vệ sinh vườn, phòng trừ bệnh chảy gôm để hạn chế bệnh lây lan trên diện rộng.

c) Cây sắn: Theo dõi nhện đỏ gây hại và hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, vệ sinh, thu gom lá bị hại nặng để tiêu hủy hạn chế lây lan. Tiếp tục theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại khác để có biện pháp quản lý và phun trừ kịp thời.

   d) Cây lạc: Theo dõi các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý và chỉ đạo phun phòng trừ bệnh héo rũ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.

e) Cây rau: Hướng dẫn nông dân trồng, chăm sóc, phòng trừ các đối tượng sinh vật gây hại bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật được đăng ký trên cây rau, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc theo nguyên tắc ‘‘4 đúng’’ nhằm đảm bảo thời gian cách ly, an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

 

                                                                                                                                                                     Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thừa Thiên Huế              

Các tin khác
Xem tin theo ngày