Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.392.602
Truy câp hiện tại 348
Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND ngày 04/12/2015 về tăng cường các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 15/12/2016

Sáng ngày 13/12/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND về tăng cường các biện pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, đồng chí Võ Văn Dự, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày báo cáo tổng kết tình hình triển khai Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND. Báo cáo đã đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn trong công tác xử lý lấn chiếm, những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp và đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND trong thời gian tới.

1. Về công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị, đã tổ chức thực hiện:

- Tổ chức 6 hội nghị cấp huyện, 65 hội nghị cấp xã và tổ chức 246 cuộc họp thôn, thông qua nội dung Chỉ thị, triển khai kế hoạch của cấp huyện, xã và vận động nhân dân kê khai nguồn gốc sử dụng đất, kiểm tra đo đạc tại hiện trường.

- Tổ chức 5 đợt tuyên truyền lưu động

- Tuyên truyền trên đài truyền thanh của 55 xã

- Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV8) xây dựng 01 bản tin và 02 phóng sự tuyên truyền.

2. Kết quả thực hiện rà soát và xử lý trên địa bàn toàn tỉnh, gồm:

Diện tích rà soát: 3.409,5 ha

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm là 739,13 ha, trong đó: Có chủ thừa nhận là 417,55 ha, Không chủ thừa nhận 321,58 ha

Đã xử lý thu hồi 424,35 ha, đang xử lý 314,78 ha

3. Những bài học kinh nghiệm trong thực hiện Chỉ thị là:

- Phát huy tinh thần trách nhiệm, tận tụy của chủ rừng, chủ đất và chính quyền địa phương, cơ sở trong quản lý đất đai

- Kinh nghiệm trong cưỡng chế thi hành, xử lý đầu têu và kiên trì, kiên quyết

- Tổ chức công tác tuyên truyền đồng thời với các biện pháp khác

- Phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của hệ thống chính trị

- Xây dựng Quy trình chống lấn chiếm rừng, đất rừng theo 7 bước cụ thể, từ tuyên truyền, vận động đến xây dựng bản đồ quản lý, công khai trên cơ sở dữ liệu GIS của tỉnh và thông báo đến các ngành, địa phương biết để thực hiện tốt công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phan Ngọc Thọ, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã kết luận và chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; thực hiện kê khai đất lâm nghiệp theo Công văn số 262/TB-UBND ngày 12/9/2016 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi họp nghe báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch rà soát quỹ đất củađịa phương được UBND tỉnh giao quản lývà có phương án giao, cho thuê đất cho các tổ chức. cá nhân hộ gia đình tạiđịa phương.

3. Tập trung triển khai mở rộng Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp thực hiện Chỉ thị số 34/2015/CT-UBND ngày 21/8/2015 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh.

4. Tăng cường tổ chức tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 65;trong đó, tập trung tuyên truyền đối vớicác đối tượng lấn, chiếm biết để thực hiện;tuyên truyền đếncácđơn vị chủ rừng, các cơ quan chức năng để đồng bộ tổ chức triển khai đúng tinh thần Chỉ thị.

5. Trên cơ sởnhững bài học kinh nghiệm chống lấn, chiếm; cưỡng chế vi phạmvà quản lý đấtđai sau xử lý thu hồiđã tổ chức thực hiện tại huyện Nam Đông, Phú Lộc, tiến hành triển khai thực hiện mở rộng tại cácđịa bàn khác trong tỉnh.

6. Các địa phương tiếp tục rà soát thống kê các đối tượng lấn chiếm, ranh giới  đất bị lấn, chiếm, các chủ rừng và có kế hoạch xử lý.

7. Tiếp tục thực hiện công tác cấp đất lâm nghiệp, đảm bảo tính lịch sử, quyền lợi, công bằng xã hội, hợp pháp. Các chủ rừng tăng cường quản lý ranh giới chống tình trạng đất bị lấn chiếm bằng cách tăng dày cột mốc.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu ban hành các quy định để quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn tỉnh; tổ chức làm việc với các đơn vị chủ rừng để thống nhất các biện pháp quản lý đất đai được giao quản lý và đất đai thu hồi sau xử lý lấn chiếm báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/02/2017.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành đánh giá kỹ diện tích rừng, nhất là diện tích rừng trồng Thông, hạn chế thấp nhất tình trạng chuyển đổi diện tích rừng trồng Thông sang mục đích khác, kể cả chuyển sang trồng rừng Keo; tập trung nâng cao chất lượng rừng, ưu tiên vốn đầu tư trồng rừng bằng cây giống nuôi cấy mô; kiểm tra, lập kế hoạch nâng cao chất lượng rừng trồng và rừng tự nhiên bằng hình thức cải tạo rừng nhằm đảm bảo chất lượng rừng tốt nhất./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày