Chi cục Thủy sản thông tin và cảnh báo một số nội dung như sau:
Các chỉ tiêu môi trường nước được quan trắc tại 10 điểm vùng đầm phá trong tuần qua cho thấy: Độ mặn, pH, độ kiềm đều quá thấp dưới mức cho phép để nuôi trồng thủy sản; kết hợp với 05/10 điểm có tồn tại PO43- và quan sát thực tế màu nước toàn vùng đầm phá có màu hơi đỏ, đục nên chắc chắn sẽ gây “sốc” cho thủy sản đang ương nuôi khi lấy nước vào ao.
Trong thời gian từ ngày 06/10 đến nay, Thừa Thiên Huế đã chịu ảnh hưởng của 3 cơn bão và lũ lớn liên tiếp xảy ra, mực nước dâng cao làm ngập sâu toàn vùng đầm phá, kể cả vùng cao triều thường an toàn trong lũ lụt của các năm trước; mặc dù có giăng lưới nhưng nước ngập sâu đã làm thất thoát các loại cá giống tự nhiên (dìa, nâu,...) đang ương nuôi cho năm 2021. Đối với vùng nuôi tôm chân trắng và ốc hương trên cát ven biển, người nuôi đã chủ động chuẩn bị trang thiết bị, vật tư và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhưng nước biển ngọt hóa dài ngày cũng làm tôm nuôi chết rải rác hàng ngày, làm ốc hương chết hàng loạt và phải thu hoạch sớm hơn dự kiến. Đối với nuôi cá lồng chưa thu hoạch hết, nước lũ nhiều phù sa đã làm cá điêu hồng nuôi lồng trên sông và cá vẩu, cá mú, cá chim trắng vây vàng,... nuôi lồng vùng đầm phá chết hàng loạt; tuy nhiên với 2 loài cá chẽm (nuôi lồng vùng đầm phá) và cá trắm cỏ (nuôi lồng nước ngọt trên sông) lại có khả năng chịu đựng, thích ứng trong điều kiện môi trường biến động lớn và dài ngày nên vẫn đang duy trì tốt.
Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn, trong tháng 11 và 12/2020 Thừa Thiên Huế có khả năng chịu ảnh hưởng 1-2 cơn bão nên rất dễ xảy ra các đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Để chủ động trong phòng chống thiên tai và khôi phục sản xuất sau bão lụt, đề nghị các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, UBND cấp xã có nuôi trồng thủy sản hướng dẫn, chỉ đạo người nuôi tiếp tục thực hiện một số nội dung sau:
Theo dõi thường xuyên các bản tin dự báo thời tiết được cập nhật để có phương án chủ động ứng phó,đảm bảo an toàn về con người và tài sản;
Tiếp tục thu hoạch các sản phẩm thương phẩm, bảo vệ thủy sản ương nuôi còn lại;
Chuẩn bị các điều kiện đầy đủ, đảm bảo mới thả ương dưỡng, nuôi lại vụ mới và năm 2021.
Tổng hợp kết quả đo các chỉ tiêu môi trường nước như sau:
Stt
|
Vị trí
|
Thời gian
|
Nhiệt độ
(0C)
|
Độ mặn
(%o)
|
Độ trong
(cm)
|
pH
|
NH3
(mg/l)
|
NO2
(mg/l)
|
PO43-
(mg/l)
|
H2S
(mg/l)
|
Độ
kiềm
(mg/l)
|
I
|
Các điểm nước cấp vùng nuôi đầm phá
|
1
|
Khu nuôi cao triều Quảng Công
|
9h30
|
26
|
0
|
40
|
7,1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
35,8
|
2
|
Tân Lập - Thị trấn Sịa
|
14h40
|
26
|
0
|
40
|
6,8
|
0
|
0
|
0
|
0
|
35,8
|
3
|
Cồn Đâu - Hải Dương
|
8h30
|
26
|
0
|
40
|
7,2
|
0
|
0
|
0
|
0
|
35,8
|
4
|
Cồn Tè – Hương Phong
|
8h00
|
25
|
0
|
25
|
6
|
0
|
0
|
0,1
|
0
|
35,8
|
5
|
Cồn Hợp Châu – Thuận An
|
9h30
|
27
|
2
|
30
|
6,2
|
0
|
0
|
0,1
|
0
|
35,8
|
6
|
Doi Mũi Hàn - Phú Xuân
|
11h00
|
26
|
4
|
40
|
6,8
|
0
|
0
|
0
|
0
|
35,8
|
7
|
Trường Hà – Vinh Thanh
|
13h30
|
27
|
3
|
45
|
6,7
|
0
|
0
|
0,1
|
0
|
35,8
|
8
|
Đình Đôi - Vinh Hưng
|
10h00
|
27
|
6
|
45
|
6,6
|
0
|
0
|
0,25
|
0
|
35,8
|
9
|
Vùng nước cấp xã Giang Hải
|
14h30
|
28
|
4
|
45
|
7,1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
35,8
|
10
|
Hiền Hòa – Vinh Hiền
|
11h30
|
27
|
4
|
45
|
7,3
|
0
|
0
|
0,1
|
0
|
35,8
|
II
|
Các điểm nước cấp vùng nuôi tôm ven biển
|
11
|
Hải Thế - Phong Hải
|
10h40
|
26
|
26
|
50
|
7,5
|
0
|
0
|
0
|
0
|
71,6
|
12
|
Trung Đồng Đông Điền Hương
|
11h10
|
26
|
26
|
50
|
7,3
|
0
|
0
|
0
|
0
|
71,6
|
|
GHCP trong NTTS
|
|
18÷33
|
5÷35
|
20÷50
|
7÷9
|
<0,3
|
<0,05
|
<0,3
|
<0,05
|
60÷180
|
III
|
Các điểm nước xả nước thải
|
13
|
Điểm xả thải huyện Phong Điền
|
13h10
|
25
|
3
|
65
|
6,3
|
0
|
0
|
0
|
0
|
53,7
|
14
|
Điểm xả thải huyện Phú Vang
|
9h00
|
27
|
4
|
45
|
6,8
|
0
|
0
|
0,1
|
0
|
35,8
|
15
|
Điểm xả thải huyện Phú Lộc
|
16h00
|
28
|
0
|
35
|
6,3
|
0
|
0
|
0,5
|
0
|
35,8
|
|
Giới hạn cho phép
|
|
18÷33
|
5÷35
|
20÷50
|
5,5÷9
|
<0,3
|
<0,35
|
<0,5
|
<0,05
|
60÷180
|