Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.326.799
Truy câp hiện tại 18.760
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNGNƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ngày cập nhật 28/06/2021

BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNGNƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Chi cục Thủy sản thông tin và cảnh báo một số nội dung như sau:

1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và các sông như sau :

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

NH4+-N (mg/l)

NO2- -N (mg/l)

PO43- -P (mg/l)

 

TSS

(mg/l)

I

Các điểm cấp nước tập trungvùng nuôi thủy sản đầm phá

1

Khu nuôi cao triều Quảng Công

9/6

32,6

22,3

7,9

0,074

<0,008

<0,018

18,4

2

Tân Lập - Thị trấn Sịa

9/6

33,2

12,7

8,6

0,050

<0,008

<0,018

9,2

3

Cồn Đâu - xã Hải Dương

9/6

31,4

26,6

8,2

0,114

<0,008

<0,018

11,2

4

Cồn Tè –  xã Hương Phong

9/6

31,6

22,1

8,0

0,089

<0,008

<0,018

24,0

5

Cồn Hạt Châu – TT Thuận An

10/6

30,8

18,8

7,9

0,180

<0,008

0,027

32,4

6

Thủy Diện - xã Phú Xuân

10/6

30,1

5,1

7,1

0,970

<0,008

0,072

32,8

7

Lương Viện – TT Phú Đa

9/6

30,6

19,4

7,7

0,260

<0,008

0,062

27,2

8

Trường Hà – xã Vinh Thanh

8/6

33,5

20,2

8,1

0,142

<0,008

0,020

14,0

9

Đình Đôi - xã Vinh Hưng

8/6

33,3

21,3

8,2

0,043

<0,008

0,019

23,0

10

Chùa Ma -  xã Giang Hải

8/6

34,3

28,0

8,3

0,097

<0,008

0,055

13,6

11

Hiền Hòa – xã Vinh Hiền

8/6

33,2

32,2

8,2

0,089

<0,008

0,021

39,4

II

Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển

12

Hải Thế - xã Phong Hải

9/6

31,2

32,2

8,2

0,040

<0,008

<0,018

28,0

13

Trung Đồng – xã Điền Hương

9/6

31,9

32,8

7,8

0,057

<0,008

<0,018

7,6

 

GHCP trong NTTS(1) (2)

 

18÷33(1)

5÷35(1)

7-9(1)

< 0,9(2)

< 0,3(2)

< 0,05(2)

< 50(2)

III

Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ và sông Đại Giang

TT

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

DO (mg/l)

14

Phước Yên  – xã Quảng Thọ

9/6

30,7

0,03

7

5,9

15

Thôn 10 - xã Thủy Phù

8/6

32,9

0,68

7,4

6

 

GHCP trong nuôi lồng

 

18÷33(3)

0-5(3)

6,5-8,5(3)

≥ 4(3)

 

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Trong tháng 6, tình hình nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng làm nhiệt độ nước tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản như tôm cá bỏ ăn, tảo phát triển mạnh và mau tàn lụi, các yếu tố môi trường nước dễ biến động, hàm lượng oxy tiêu hao nhanh vào ban đêm và giảm thấp đến sáng sớm. Đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus phát triển, sinh ra nhiều khí độc trong ao nuôi làm tôm cá dễ bị bệnh và chết đột ngột. Do đó, phải luôn luôn duy trì độ mức nước trong ao nuôi phù hợp 1,2 - 1,5 m; thường xuyên theo dõi, quản lý, điều chỉnh các yếu tố môi trường thích hợp và ổn định; theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày phù hợp, tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh cho thủy sản nuôi,...

Vùng nước cấp thôn Thủy Diện - xã Phú Xuân hiện các chỉ tiêu NH4+-N, PO43- - P đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT cột B1, do đó lưu ý tại các ao nuôi trong khu vực khi cần cấp nước phải chọn thời điểm lúc mức nước thủy triều lên cao nhất; Lấy nước qua ao xử lý lắng và có thể xử lý vôi, thuốc tím, nồng độ thấp trước khi cấp vào ao nuôi. Hạn chế nước cấp trực tiếp vào ao nuôi dễ làm ảnh hưởng đến thủy sản nuôi, sau khi cấp nước vào ao nuôi tăng cường định kỳ bón vôi, các loại chế phẩm sinh học để đảm bảo chất lượng môi trường nước trong ao nuôi.

Kết quả quan trắc chỉ tiêu độ kiềm của 14/15 điểm quan trắc dao động từ 59,6 - 105,2 mg/l  đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT. Riêng điểm Quảng Công có độ kiềm 32 mg/l (quá thấp so với ngưỡng cho phép 60 mg/l) nên không đảm bảo để lấy nước cấp vào ao nuôi thủy sản; Khuyến cáo khi cấp nước vào ao, bà con có thể dùng 20kg vôi dolomite trộn với 16kg mật rỉ đường/3.000 m3, đậy kín, ủ 12 giờ sau đó tạt đều trên mặt ao, sau 24 giờ tiếp tục tạt thêm nếu đo độ kiềm chưa đạt giá trị 60 – 180 mg/l, tốt nhất >100mg/l.

Chi cục Thủy sản đã tiến hành lấy mẫu nước phân tích thành phần tảo phù du trong nguồn nước tại một số điểm thuộc xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang); xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) và xã Phong Hải (huyện Phong Điền). Kết quả cho thấy thành phần các loài tảo tại các điểm thu mẫu vùng đầm phá khá đa dạng với các ngành tảo Lam, tảo Silic, tảo Miozoa, tảo Ochrophyta,,…Tuy nhiên đây cũng là nguy cơ có nguồn tảo độc (như Dinophysis caudata…) rất dễ gây bất lợi cho các loại thủy sản nuôi nếu tồn tại mật độ nhiều vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại nước ao nuôi xã Phong Hải phân tích chỉ có ngành tảo Silic và ngành Ochrophyta, là quá ít so với thành phần loài của các vùng khác nhưng đây là vùng đang nuôi tôm chân trắng thương phẩm mật độ cao nên chưa ảnh hưởng đến quá trình nuôi.

2. Quan trắc và phân tích chất lượng nước của một số ao nuôi, vùng nuôi có hiện tượngcá chết tại thị xã Hương Thủy

Trong hai ngày 01 - 02/6/2021, tại hồ ông Nguyễn Quang Kham trên địa bàn xã Thủy Tân – thị xã Hương Thủy đã xảy ra hiện tượng cá nuôi bị chết, diện tích ao nuôi 4.000 m2, cá nuôi gồm cá chép, trắm cỏ, trê, rô phi,…Chi cục Thủy sản đã phối hợp với địa phương kiểm tra và thu mẫu nước để phân tích. Kết quả đo bằng test nhanh tại hiện trường cho thấy nhiệt độ nước: 38,6 0C, độ pH: 8,3, độ kiềm: 35,8 mg/l, PO43-: 1,5 mg/l, NH3+: 0,75 mg/l; Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Quan trắc Tài Nguyên và Môi trường về DO: 5,9 mg/l và NH4+-N: 1,99 mg/l. Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ nhiệt độ và NH4+-N cao hơn giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh đó, còn tiến hành thu mẫu nước vùng mương cấp để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc Clo và Phôtpho; Kết quả HCBVTV gốc Clo hữu cơ < 0,003 µg/l; HCBVTV gốc Phôtpho hữu cơ  < 0,015 µg/l đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Tuy nhiên, việc có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nguồn nước cũng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các vật nuôi.

Kiểm tra thực tế xác định nguyên nhân do thời tiết nắng nóng, không có nguồn nước chủ động để cấp, còn cho thức ăn tươi (phụ phẩm lò mổ),.. nên đã làm cá chết hàng loạt, người nuôi đã vớt và xử lý theo quy định.

3. Một số thông tin lưu ý

Tổng cục Thủy sản đã phát hành Công văn số 888/TCTS-NTTS ngày 02/6/2021 về việc tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trong điều kiện nắng nóng và Công văn số 993/TCTS-NTTS ngày 16/6/2021 về việc chủ động ứng phó mưa bão trong nuôi trồng thủy sản năm 2021(Đính kèm văn bản). Đề nghị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế các thị xã triển khai thực hiện để người nuôi chuẩn bị giải pháp ứng phó phù hợp, tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý, chăm sóc thủy sản nuôi: bổ sung vitamin, khoáng vào thức ăn; chuẩn bị máy bơm, sục khí, nguyên, nhiên liệu sẵn sàng để tạo dòng chảy, tăng cường ôxy, giải phóng các loại khí gây hại đến vật nuôi nhằm hạn chế rủi ro và thiệt hại xảy ra.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày