Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.341.551
Truy câp hiện tại 3.983
Tình hình sản xuất, tiêu thụ, nhu cầu lương thực thực phẩm và các loại nông, lâm, thủy sản chính trong điều kiện dịch Covid-19 của tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
Ngày cập nhật 06/10/2021

Hiện nay, thị trường hàng hóa Thừa Thiên Huế vẫn diễn ra bình thường, lượng hàng hóa cung ứng tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đảm bảo cung ứng cho nhu cầu người dân trên địa bàn. Một số mặt hàng thiết yếu được cung ứng, phân phối như lương thực, thực phẩm: gạo; thịt heo; thịt gà, mỳ tôm, rau, củ, quả; trứng gà; thủy, hải sản và các mặt hàng khác (dầu ăn, nước mắm, muối...);

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hoạch xong 25.531 ha lúa vụ Hè Thu, sản lượng lúa thu hoạch khoảng 153.600 tấn và các loại cây trồng khác Sắn 300 ha; Lạc 295 ha; Ngô 570 ha; Rau các loại 1.328 ha; Đậu các loại 769 ha. Diện tích cây lâu năm tương đối ổn định, trong đó cây ăn quả 3.213 ha (Bưởi Thanh trà 621 ha; Bưởi da xanh 385 ha; …) và các loại cây khác: Hồ tiêu 275 ha.

Tổng đàn trâu 16.033 con, tổng đàn bò 29.615 con; tổng đàn lợn có 148.255 con; Tổng đàn gia cầm có 4.385 nghìn con, trong đó tổng đàn gà có 3.428 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong tháng 8 ước đạt 1.500 tấn. Sản lượng trứng đạt khoảng 1.500.000 quả.

Toàn tỉnh hiện có trên 385 trang trại chăn nuôi, trong đó: 10 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn (do Doanh nghiệp đầu tư theo quy mô công nghiệp, hiện đại, ứng dụng công nghệ cao), 60 trang trại quy mô vừa (10 trại bò, 30 trại lợn và 20 trại gà) và 315 trang trại quy mô nhỏ (120 trại bò, 10 trại trâu, 05 trại dê, 80 trại lợn, 60 trại gà và 40 trại vịt). Giá lợn hơi đang giảm từ 60.000 đồng/kg xuống khoảng 52.000- 57.000 đồng/kg, giá gà lông khoảng 51.000-55.000 đồng/kg, giá thịt bò khoảng 240.000 đồng/kg; cơ bản chăn nuôi có lãi và giá phù hợp để cung cấp cho nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay tình hình sản xuất chăn nuôi trong tỉnh cơ bản đang phát triển bình thường, thức ăn tăng cao vì nguyên liệu nhập khẩu tăng, thu nhập người chăn nuôi có xu hướng giảm.

Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.028 ha. Số lồng bè nuôi thủy sản: 142 lồng với tổng thể tích: 5.680 m3. Tổng sản lượng thủy sản trong tháng 8-9/2021 ước đạt 6.520 tấn (khai thác đạt 4.193 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 2.327 tấn). Dự kiến sản lượng thủy sản 3 tháng cuối năm khoảng 10.000 tấn (khai thác 6000 tấn; nuôi trồng 4000 tấn). Trong tháng 8-9/2021, tổng sản lượng thủy sản bốc dỡ tại Cảng cá Thuận An là 3.939 tấn, gồm: 3.813 tấn cá; 40 tấn mực; 6 tấn tôm và 80 tấn hàng thủy sản khác. Các cơ sở kinh doanh, cấp đông thủy sản, chủ nậu, người mua bán thủy sản nhỏ, lẻ  đã thu mua cấp đông và tiêu thụ hết sản phẩm thủy sản trên cho ngư dân.

Hiện nay, thị trường hàng hóa Thừa Thiên Huế vẫn diễn ra bình thường, lượng hàng hóa cung ứng tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đảm bảo cung ứng cho nhu cầu người dân trên địa bàn. Một số mặt hàng thiết yếu được cung ứng, phân phối như lương thực, thực phẩm: gạo; thịt heo; thịt gà, mỳ tôm, rau, củ, quả; trứng gà; thủy, hải sản và các mặt hàng khác (dầu ăn, nước mắm, muối...);

Tình hình dự trữ, cung ứng hàng hóa: 04 siêu thị; Chuỗi các cửa hàng tiện lợi: 25 cửa hàng; Chợ truyền thống: 04 chợ hạng I; Các đơn vị, doanh nghiệp, cửa hàng phân phối khác trên địa bàn tham gia cung ứng các mặt hàng thiết yếu với nguồn hàng đa dạng, phong phú, đảm bảo cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, còn có hệ thống các chuỗi cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, các đầu mối, thương nhân khác cùng tham gia dự trữ, cung ứng một số mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm: (1) Gạo: Lượng cung ứng gạo chủ yếu do các nhà phân phối (Công ty cổ phần lương thực Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Tân Long) và các đại lý, cửa hàng kinh doanh gạo trên địa bàn tỉnh với khả năng cung ứng khoảng 512 tấn. (2) Mỳ tôm: Nguồn cung ứng chủ yếu từ Công ty TNHH Thái Đông Anh, Công Ty TNHH Vạn Thành, Công ty TNHH Hoàng Đạt và các Siêu Thị với khả năng cung ứng hơn 1,8 triệu gói. (3) Rau, củ quả các loại: Sản lượng rau, củ quả tại hệ thống các siêu thị lớn cung ứng khoảng 31 tấn; lượng nhập về chợ Đầu mối Phú Hậu để cung ứng bình quân khoảng 100 tấn/ngày, chủ yếu nhập từ các tỉnh phía Bắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Nam.

Tình hình lưu thông hàng hóa vật tư nông nghiệp bao gồm cả vật tư phục vụ sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp): (1) Lúa Hè Thu đã thu hoạch xong, tuy nhiên giá bán còn thấp nên người dân còn dự trữ chờ giá cao, thương lái thu mua chậm. Mặt khác do tình hình Covid nên việc vận chuyển ngoại tỉnh còn khó khăn. (2) Hàng hóa thủy sản khai thác sau khi thu mua được các chủ doanh nghiệp, chủ nậu thủy sản và những người mua bán thủy sản nhỏ, lẻ chở đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối trên địa bàn các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Thanh Hóa, Doanh nghiệp Ba Cô Gái, Lực Sỹ ở tỉnh Nghệ An và Doanh nghiệp Phương Thảo ở Quảng Ngãi; phần sản lượng còn lại được sơ chế, cấp đông để bán trong các ngày tiếp theo. Tình hình tiêu thụ, lưu thông hàng hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra bình thường. (3) Tình hình hàng hóa vật tư nông nghiệp trên địa bàn: Hiện nay trên địa bàn có ba công ty sản xuất, cung ứng phân bón, giống, thức ăn chăn nuôi: Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Tập đoàn Quế Lâm, Công ty CP Giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong tỉnh. Tuy nhiên giá nguyên liệu vật tư đầu vào còn cao.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã rà soát, tham mưu và cung cấp danh sách các đầu mối cung ứng nông sản trên địa bàn tỉnh: Nhóm lương thực (4 HTX và 2 Công ty); Nhóm rau củ, trái cây, nông sản (6 HTX và 2 Công ty); Nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt 91 lò mổ và 2 cơ sở); Nhóm thủy hải sản (1 Công ty và 3 cơ sở); Nhóm trứng và gia vị (1 Công ty và 3 cơ sở) gửi Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT để có chính sách, chỉ đạo chung./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày