Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.314.077
Truy câp hiện tại 11.306
Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế: Những kết quả đạt được
Ngày cập nhật 26/11/2022

Công tác phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó việc kết hợp phát triển du lịch làng nghê gắn với cộng đồng ngày càng chặt chẽ, bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề Huế, tạo đà cho du lịch Thừa Thiên Huế từng bước phát triển, ngày càng thu hút du khách thập phương đến tham quan dã ngoại. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch đang là nhu cầu hiện nay. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có một số tour tuyến kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm các làng nghề truyền thống, bởi nó đã tạo được sự hấp dẫn, mới lạ.

Từng là thủ phủ kinh đô phong kiến một thời, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nổi tiếng, có bề dày lịch sử và kỹ xảo nghề đặc trưng. Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, tỉnh đã chủ trương và có kế hoạch để khôi phục và bảo tồn các làng nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền; khôi phục để phát triển một số nghề và làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định sản xuất như nhóm ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản; bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của các đồng bào dân tộc tại 2 huyện miền núi là Nam Đông, A Lưới.

Trong những năm qua, thông qua các chương trình, đề án, dự án, từ nhiều nguồn kinh phí của các sở ngành và địa phương như Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm, Kế hoạch khuyến công địa phương, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ … đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Đặc biệt với 08 kỳ tổ chức Festival nghề truyền thống Huế qua hơn 17 năm đã tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề truyền thống Huế (như nghề pháp lam; nghề chế tác nhà rường; nghề may áo dài truyền thống; giấy trúc chỉ; các làng nghề đúc đồng Phường Đúc, làng nghề gốm Phước Tích, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên…). Đồng thời, qua các kỳ Festival nghề truyền thống Huế, các điểm giới thiệu quảng bá nghề truyền thống mới được hình thành, nhiều điểm đến du lịch được nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng, không gian biểu diễn và không gian trưng bày sản phẩm nghề đã từng bước được định hình. Một số địa phương đã đầu tư cải thiện cảnh quan, môi trường; hỗ trợ hoạt động sản xuất nghề, đào tạo nghề… và kết nối các sự kiện văn hóa du lịch tại các nghề, làng nghề truyền thống (Như Lễ hội Chợ quê ngày hội - Cầu ngói Thanh Toàn, Lễ hội Hương xưa làng cổ gắn làng nghề gốm Phước Tích và mộc Mỹ Xuyên, Lễ hội Sóng nước Tam Giang, Ngày hội vùng cao A Lưới tái hiện nghi lễ cúng dâng Zèng của dân tộc Tà Ôi…).

Một số làng nghề như mây tre đan Bao La, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, An Bình, chế biến bún bánh Ô Sa, Vân Cù, chế biến thủy hải sản An Dương, Làng Trài… được hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị, bao bì nhãn mác, xúc tiến thương mại nên đã phát triển khá tốt.

Toàn tỉnh có 86 làng nghề, 57 nghề truyền thống hoạt động riêng lẻ được phân bố trên 123 địa điểm có nghề hoạt động theo địa bàn cấp huyện, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.Từ năm 2012 đến nay, UBND tỉnh công nhận 35 nghề, làng nghề truyền thống, cụ thể: 5 nghề truyền thống, 10 làng nghề và 20 làng nghề truyền thống tại 8 huyện, thị xã và thành phố Huế.

Trong 35 nghề, làng nghề được công nhận có 04 hội nghề được thành lập; 9doanh nghiệp vừa và nhỏ; 13HTX; có 3052 hộ làm nghề, trong đó khoảng 15% hộ cá thể có đăng ký kinh doanh. Số lượng lao độngkhoảng 5482 người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến trong các đơn vị nghề và làng nghề được công nhận.Ước tính doanh thu của các cơ sở sản xuất kinh doanh năm 2021 tại 35 nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận khoảng 420.896 triệuđồng. Trong đó chủ yếu từ nhóm các nghề, làng nghề chế biên nông lâm thủy sản chiếm trên 50% và nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ chiếm hơn 40% tổng doanh thu của các nghề và làng nghề được công nhận.Thu nhập bình quân của người lao động của các cơ sở, hộ gia đình trong những đơn vị nghề, làng nghề khoảng 3,67 triệu đồng/lao động/tháng.

Toàn tỉnh có 53Nghệ nhân, trong đó có 3 Nghệ nhân Nhân dân, 13 Nghệ nhân Ưu tú và 37 Nghệ nhân cấp tỉnh. Năm 2017 đã thành lập Câu lạc bộ nghệ nhân tỉnh Thừa Thiên Huế; Câu lạc bộ là cầu nối gắn kết, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống của địa phương.

Quan điểm của Chương trình OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), tiền thân từ Chương trình OVOP (Chương trình mỗi làng mỗi nghề) tại Nhật Bản, là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn từ chính những sản phẩm, dịch vụ lợi thế mang giá trị tri thứcđịa phương, cộng đồng, làng nghề. Ngoài chương trình khuyến công, chương trình OCOP là một trong những chương trìnhđã góp phần quan trọng trong phát triển sản phẩm truyền thống của các nghề, làng nghề; chuẩn hóa sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm hàng hóa, phù hợp thị trường và dựa trên giá trị truyền thống của địa phương thông qua giá trị đặc trưng khác biệt từ chính câu chuyện sản phẩm.

Tính đến nay,Toàn tỉnh đã có 44 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP; trong đó có 12 sản phẩm đạt 4 sao (tỷ lệ 27,3%), 28 sản phẩm đạt 3 sao (tỷ lệ 63,6%) và 04 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, phân hạng (tỷ lệ 9,1%). Năm 2022, có 63 sản phẩm của các chủ thể kinh tế tham gia Chương trình OCOP; hiện đang chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm để đánh giá phân hạng (dự kiến tổ chức vào tháng 10/2022); phấn đấu đến cuối năm có thêm ít nhất 20 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đạt từ 3 sao trở lên.

Thừa Thiên Huế có nhiều nghề và làng nghề truyền thống với những sản phẩm kết tinh giá trị văn hóa của một vùng đất đã được bảo tồn, khôi phục phát triển, hình thành nên những điểm tham quan hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tếnhư: Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, Hoa giấy Thanh Tiên, Tranh Làng Sình, đan lát Bao La, Đúc đồng Phường Đúc, Dệt dèng A Lưới, Đệm bàng Phò Trạch,... Phát triển du lịch làng nghề được xem là một hướng đi hiệu quả nhằm gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.

Công tác phát triển làng nghề gắn với du lịch cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó việc kết hợp phát triển du lịch làng nghê gắn với cộng đồng ngày càng chặt chẽ, bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của làng nghề Huế, tạo đà cho du lịch Thừa Thiên Huế từng bước phát triển, ngày càng thu hút du khách thập phương đến tham quan dã ngoại. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch đang là nhu cầu hiện nay. Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã có một số tour tuyến kết hợp du lịch cộng đồng trải nghiệm các làng nghề truyền thống, bởi nó đã tạo được sự hấp dẫn, mới lạ.

Có thể nói, ngành nghề nông thôn, làng nghề ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nông thôn (83% thu nhập hộ nông dân là từ phi nông nghiệp) và tạo việc làm thường xuyên, trong đó đáng kể lao động thời vụ, nông nhàn, lao động lớn tuổi, người tàn tật… Các chính sách của Nhà nước (Khuyến công, Sở hữu trí tuệ, Công nhận nghề và làng nghề truyền thống, Chương trình OCOP…) đã góp phần khôi phục phát triển được nhiều nghề truyền thống như: Nghề thêu ren, mây tre đan, điêu khắc… và phát triển nhanh các nghề mới gắn với quá trình công nghiệp hóa như bảo quản chế biến nông sản thực phẩm… Nghề, làng nghề truyền thống đã bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng làng quê, giúp ổn định trật tự xã hội, phát triển kinh tế địa phương, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Để bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh chúng ta cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống; xây dựng các nhiệm vụ kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, các hoạt động sự kiện văn hóa du lịchtại các nghề, làng nghề; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày