Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.320.132
Truy câp hiện tại 14.554
Thừa Thiên Huế phấn đấu cuối năm 2020 có tổng số 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới
Ngày cập nhật 05/10/2016

Đó là mục tiêu đặt ra theo Kế hoạch số 145/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành để thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020

Theo đó, thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu mục tiêu đến năm 2020 có thêm 41 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 61 xã, đạt tỷ lệ 59%; phấn đấu 02 huyện Quảng Điền và Nam Đông đạt chuẩn nông thôn mới.Số tiêu chí bình quân/xã đạt: 16,5 tiêu chí, các xã còn lại phấn đấu đạt từ 10 tiêu chí trở lên; Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho người dân, thu nhập tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.

Để đạt mục tiêu trên, dự kiến tiến độ thực hiện 5 năm 2016-2020 như sau: Năm 2016 tăng thêm 7 xã đạt chuẩn, trong số 11 xã phấn đấu sau: Điền Lộc (huyện Phong Điền); Hương Bình (thị xã Hương Trà); Sơn Thủy (huyện A Lưới); Vinh Hiền, Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc); Quảng Công, Quảng Phước (huyện Quảng Điền); Phú Thuận, Phú Hải, Phú An (huyện Phú Vang) và Thượng Quảng (huyện Nam Đông). Năm 2017 tăng thêm 9 xã đạt chuẩn, trong số 11 xã phấn đấu sau: Điền Hải (huyện Phong Điền); Hương Toàn, Hương Phong (thị xã Hương Trà); Phú Vinh, A Ngo (huyện A Lưới); Lộc An (huyện Phú Lộc); Thủy Phù (thị xã Hương Thủy); Quảng Vinh (huyện Quảng Điền); Vinh Thanh, Phú Thanh (huyện Phú Vang) và Thượng Nhật (huyện Nam Đông). Năm 2018 tăng thêm 10 xã đạt chuẩn, trong số 11 xã phấn đấu sau: Phong Hòa, Phong Mỹ (huyện Phong Điền); Hải Dương (thị xã Hương Trà); Nhâm (huyện A Lưới); Lộc Trì (huyện Phú Lộc); Thủy Bằng (thị xã Hương Thủy); Quảng Thành, Quảng An (huyện Quảng Điền); Phú Hồ, Vinh Thái (huyện Phú Vang) và Thượng Lộ (huyện Nam Đông). Năm 2019 tăng thêm 8 xã đạt chuẩn, trong số 12 xã phấn đấu sau: Phong Thu, Điền Môn (huyện Phong Điền); Hương Thọ (thị xã Hương Trà); Hương Lâm (huyện A Lưới); Lộc Hòa (huyện Phú Lộc); Thủy Vân, Phú Sơn (thị xã Hương Thủy); Quảng Thọ, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền); Phú Lương (huyện Phú Vang) và Hương Hữu, Thượng Long (huyện Nam Đông). Năm 2020 tăng thêm 7 xã đạt chuẩn, gồm: Điền Hòa, Phong Xuân (huyện Phong Điền); Bình Điền (thị xã Hương Trà); Hồng Bắc (huyện A Lưới); Vinh Hải (huyện Phú Lộc) và Quảng Ngạn, Quảng Thái (huyện Quảng Điền).

Về nguồn lực, dự kiến tổng mức vốn huy động để thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2016-2020 là 7.220 tỷ đồng, trong đó vốn  ngân sách trực tiếp và lồng ghép chiếm khoảng 32,1%, vốn tín dụng khoảng 43,6%, vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác 14,5% và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 9,7%.

Về các giải pháp thực hiện kế hoạch, bản kế hoạch nêu bật việc cần thiết tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới. Theo đó trong giai đoạn đến, cần nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền, vận động để cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh cùng tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới; tích cực hưởng ứng và thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Gia đình 5 không ba sạch”. Bên cạnh đó cần nâng cao vai trò, trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Các Sở, ngành đưa vào chương trình công tác hàng năm các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan.

Về nguồn lực, giải pháp cơ bản là tăng cường huy động, đa dạng hoá các nguồn vốn, bố trí nguồn vốn hợp lý, bảo đảm hiệu quả đầu tư để thực hiện Chương trình. Theo dó, ưu tiên bố trí ngân sách và tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình, kế hoạch, dự án của từng ngành và mỗi địa phương để ưu tiên hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nhằm đạt được mục tiêu của Tỉnh, của ngành, của địa phương; Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực tại chỗ, nguồn lực huy động của các tổ chức, doanh nghiệp, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016 – 2020 gắn với tái cơ cấu nông nghiệp với phương châm phát triển sản xuất là gốc, lấy tiêu chí thu nhập làm mục tiêu trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới, xác định nhu cầu đầu tư phù hợp với khả năng huy động nguồn lực. 

Văn phòng Điều phối tỉnh

Các tin khác
Xem tin theo ngày