Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.308.747
Truy câp hiện tại 7.806
Chức năng, nhiệm vụ phòng Quản lý xây dựng công trình
Ngày cập nhật 11/10/2018

.

Phòng quản lý xây dựng công trình có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về quản lý và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở, với các nhiệm vụ:

1. Công tác kế hoạch, quy hoạch

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc lập kế hoạch, quản lý việc thực hiện các chương trình, dự án thuộc chuyên ngành quản lý theo quy hoạch, kế hoạch của Sở đã được phê duyệt.

- Tham mưu Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý trên địa bàn tỉnh.

- Tham gia công tác thẩm định đề cương, quy hoạch thủy lợi.

- Tham gia kiểm tra công tác phòng chống thiên tai, xử lý sự cố kỹ thuật cho các công trình thuộc chuyên ngành quản lý đang thi công trên địa bàn tỉnh.

2. Quản lý xây dựng cơ bản thuộc chuyên ngành quản lý

a) Chủ trì lấy ý kiến các đơn vị liên quan, soạn thảo văn bản để Sở trình UBND tỉnh về nội dung tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến của địa phương đối với các dự án thuộc chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở.

b) Giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ sau:

- Tham mưu, đề xuất chủ trương đầu tư các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.

- Thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.

- Thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng theo phân cấp. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán các công trình xây dựng theo ủy quyền của UBND tỉnh.

- Kiểm tra quá trình thi công các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn theo phân cấp:

+ Theo dõi, kiểm tra về tiến độ thi công, quản lý chất lượng xây dựng các công trình. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong quản lý nhà nước để kiểm tra về chất lượng công trình xây dựng.

+ Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn định kỳ hàng năm và đột xuất.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của chủ đầu tư đối với các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn theo phân cấp, bao gồm:

+ Kiểm tra công trình, hạng mục công trình hoàn thành, kiểm tra sự tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng khi nhận được báo cáo của chủ đầu tư; kiểm tra công tác nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công xây dựng quan trọng của công trình khi cần thiết. Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình và khắc phục các tồn tại (nếu có).

+ Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan kiểm định chất lượng bộ phận, hạng mục hoặc toàn bộ công trình khi cần thiết.

+ Kết luận bằng văn bản về các nội dung kiểm tra trong thời hạn quy định.

3. Đối với các dự án do Sở làm chủ đầu tư

Thẩm định, tham mưu cho Lãnh đạo Sở phê duyệt, thực hiện các thủ tục từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn quyết toán hoàn thành dự án.

4. Đối với các công trình đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản do Sở quản lý

- Chủ trì, phối hợp với phòng Kế hoạch, Tài chính tổng hợp, kiểm tra, xây dựng kế hoạch đầu tư trình Lãnh đạo Sở xem xét quyết định.

- Thẩm định, tham mưu Lãnh đạo Sở phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu; kiểm tra quá trình thi công, công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

5. Chịu trách nhiệm báo cáo trước Giám đốc về công tác xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất.

6. Kiến nghị Giám đốc xử lý khi phát hiện sai phạm về chất lượng các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý trên toàn tỉnh.

7. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc./.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày