Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.338.992
Truy câp hiện tại 2.417
BẢN TIN QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Lần 02)
Ngày cập nhật 26/04/2021

BẢN TIN  QUAN TRẮC VÀ CẢNH BÁO MÔI TRƯỜNG NƯỚC  TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (Lần 02)

1. Tổng hợp kết quả quan trắc các chỉ tiêu môi trường nước vùng nuôi thủy sản đầm phá, ven biển và sông như sau :

Stt

Vị trí

Ngày thu mẫu

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

NH4+-N (mg/l)

NO2- -N (mg/l)

PO43- -P (mg/l)

 

TSS

(mg/l)

I

Các điểm cấp nước tập trungvùng nuôi thủy sản đầm phá

1

 Khu nuôi cao triều Quảng Công

15/4

29,9

14,5

7,9

0,105

<0,008

0,031

7,6

2

 Tân Lập - Thị trấn Sịa

15/4

31,8

8,6

8,2

0,075

<0,008

0,048

6,0

3

 Cồn Đâu - Hải Dương

15/4

28,8

18,4

8

0,197

<0,008

<0,018

12

4

 Cồn Tè – Hương Phong

15/4

29

18,8

7,7

0,305

<0,008

<0,021

19,6

5

 Cồn Hạt Châu – Thuận An

15/4

28,9

18,9

7,3

0,379

<0,008

<0,018

5,2

6

 Thủy Diện - Phú Xuân

16/4

28,4

8,7

7,1

0,448

0,008

0,13

18,4

7

 Viễn Trình – Phú Đa

16/4

29,5

17,2

7,6

0,149

<0,008

0,018

12,4

8

 Trường Hà – Vinh Thanh

16/4

29,5

16,2

7,7

0,075

<0,008

0,035

8,8

9

 Đình Đôi - Vinh Hưng

16/4

29,8

18,2

8,2

0,041

<0,008

<0,018

3,2

10

 Chùa Ma -  Giang Hải

16/4

31,7

21,8

7,4

0,188

<0,008

<0,018

11,2

11

 Hiền Hòa – Vinh Hiền

16/4

30

29,4

8,1

0,079

<0,008

0,027

15,6

II

Các điểm cấp nước tập trung vùng nuôi thủy sản trên cát ven biển

12

Hải Thế - Phong Hải

15/4

27,3

29,6

7,8

0,383

0,099

0,041

6,4

13

Trung Đồng Điền Hương

15/4

27,7

31,9

8,1

0,096

<0,008

<0,018

6,0

 

GHCP trong NTTS(1) (2)

 

18÷33(1)

5÷35(1)

7-9(1)

< 0,9(2)

< 0,3(2)

< 0,05(2)

< 50(2)

III

Các điểm nuôi cá lồng tập trung trên sông Bồ, Đại Giang

Stt

Vị trí

 

Nhiệt độ

(0C)

Độ mặn

(%o)

pH

DO (mg/l)

14

 Phước Yên  – Quảng Thọ

15/4

29,1

0,13

8,4

6,9

15

 Thôn 10 - Thủy Phù

16/4

33,6

0,08

8,8

8,9

 

GHCP trong nuôi lồng

 

18÷33(3)

0-5(3)

6,5-8,5(3)

≥ 4(3)

 

 

Ghi chú:(1) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều kiện đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; (2) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..

(3) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt – Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

2. Nhận xét kết quả

Kết quả quan trắc 07 chỉ tiêu môi trường nước tại 13 điểm có nuôi thủy sản vùng đầm phá, ven biển và 04 chỉ tiêu vùng nuôi cá lồng trên sông đều nằm trong giới hạn cho phép để nuôi trồng thủy sản, riêng chỉ tiêu độ kiềm của 11/13 điểm nuôi thủy sản mặn lợ có giá trị ở mức thấp (16,8 – 25,8 mg/l) sẽ không tạo hệ đệm tốt, làm biến động pH giữa ngày đêm trong ao nuôi; khi khoảng dao động pH giữa ngày đêm chênh lệch lớn hơn 0,5 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bất thường cho thủy sản nuôi như giảm ăn, bơi quanh sát bờ ao,... làm tôm yếu và chết rải rác hàng ngày; thực tiễn sản xuất cũng đã xảy ra tại một số hộ nuôi chuyên tôm tại Phú Xuân, Vinh Xuân (huyện Phú Vang), Quảng An (huyện Quảng Điền) vừa qua. Các thời điểm thường ảnh hưởng rõ rệt là giao mùa, mưa giông, nắng nóng,... do đó người nuôi cần trang bị bộ Testkit đo nhanh môi trường nước trong ao trước khi thả giống và đo theo dõi sự biến động các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi hàng ngày (với độ pH nước cần đo 02 lần/ngày) để có biện pháp kiểm soát chất lượng nước, kiểm soát chế độ cho ăn và bổ sung các chất cần thiết cho đối tượng nuôi. Các vùng có độ kiềm thấp là Hải Thế - Phong Hải, Trung Đồng – Điền Hương (Phong Điền), khu nuôi công nghiệp Quảng Công; Tân Lập – Sịa, Bàu Làng – Quảng An (Quảng Điền), Cồn Hạt Châu – Thuận An (Phú Vang), Cồn Tè – Hương Phong, Cồn Đâu – Hải Dương (Hương Trà), Đình Đôi – Vinh Hưng, Chùa Ma – Giang Hải, Hiền An – Vinh Hiền (Phú Lộc); bà con nên cẩn trọng khi cấp nước vào ao (cấp từ từ và ít hơn 30% lượng nước trong ao) và sử dụng vôi để ổn định pH nước trong ao nuôi (như Dolomite ngâm vào nước ngọt từ 4-5 giờ sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 20-22 giờ, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất).

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản cũng đã phối hợp với Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc lấy mẫu đợt 2, kết quả phân tích cho thấy điểm Lăng Cô có độ mặn 36‰ cao hơn giới hạn cho phép theo QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, mật độ vi khuẩn coliform tổng số trong nước là 1.700 khuẩn lạc/100ml cao hơn 1,7 lần GHCP theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Vùng này thường thả nuôi chuyên tôm chân trắng nên cần lưu ý phải lấy nước qua túi lọc dày (đường kính lỗ lọc ≤200 µm) ở thời điểm đỉnh triều để loại bỏ rác, ấu trùng, tôm, cua, còng, ốc, côn trùng và cá tạp; xử lý nước và đo môi trường ở ao lắng/ chứa để cấp vào ao nuôi; dùng các hoá chất khử trùng nước được phép lưu hành trên thị trường (Chlorine 10 - 20 ppm) để giảm mật độ coliform tổng số, quạt và giữ nước trong ao lắng 3 – 5 ngày để loại bỏ hóa chất khử trùng tồn dư.

Hệ thống mương cấp nước chung tại vùng nuôi xã Vinh Xuân đang được tiếp tục đầu tư nâng cấp, hệ thống kênh thải nước cũng đã được nạo vét để cải thiện các chỉ tiêu môi trường nước cho nuôi thủy sản đầm phá, tuy nhiên, việc bố trí quỹ đất để xây dựng ao lắng/chứa nước tập trung đối với diện tích nuôi chuyên tôm nhằm kiểm soát chất lượng nước đảm bảo theo Quy chuẩn vẫn chưa được thực hiện. Để nuôi đảm bảo theo quy định và bền vững về kinh tế - môi trường, đề nghị UBND các xã có nuôi thủy sản tiếp tục quan tâm rà soát diện tích và có kế hoạch bố trí hạ tầng vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh theo đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

3. Một số thông tin lưu ý

Vừa qua, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Vang, UBND xã Vinh Xuân kiểm tra tình hình bệnh tôm tại địa phương, đã lấy mẫu nước ao nuôi ông Lê Văn Hiếu; kết quả phân tích DO: 7,1 mg/l, NH4+-N: 0,052 mg/l, Fe: 0,28 mg/l, Sunfua: <0,12 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép, mẫu tôm cũng cho kết quả âm tính với virus đốm trắng; theo đại diện chủ hộ nuôi cho rằng đã có việc chưa kỹ trong khâu cải tạo ao hồ, vội vàng trong thả giống tôm,... nên sau 1 tháng nuôi tôm có hiện tượng chết rải rác 30 - 50 con hàng ngày. Đến nay, trên địa bàn xã Vinh Xuân đang có 17 hộ với khoảng 9,5 ha tôm nuôi (7 - 25 ngày tuổi) bị chết và đã được chính quyền địa phương xử lý; thu thập thông tin từ các hộ nuôi này cho thấy chủ cơ sở nuôi mua qua thương lái tại chỗ với mức giá trung bình khoảng 110 đ/con, chưa có hồ sơ về nguồn gốc tôm giống; vì vậy, khuyến cáo bà con cần mua giống có nguồn gốc rõ ràng (trại có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và ương dưỡng, có giấy kiểm dịch và kiểm tra PCR, có nhãn mác và tiêu chuẩn con giống - kích cỡ, màu sắc, độ đồng đều,...).

Bên cạnh đó, thông tin từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Điền tại xã Quảng An và Quảng Phước (huyện Quảng Điền) cũng đang có hiện tượng tôm sú chết rải rác, qua kiểm tra mẫu tôm bằng máy PCR cho kết quả bệnh đốm trắng và môi trường (như đóng rong, mòn các bộ phận…). Các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn người dân đóng cống và xử lý theo đúng quy trình về phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại thôn Thủy Diện - xã Phú Xuân (huyện Phú Vang) của Chi cục Thủy sản cho thấy 01 hộ nuôi có tôm đang bị bệnh và chết nhưng vẫn chưa thực hiện trách nhiệm báo với chính quyền địa phương, vẫn xả nước ra ngoài môi trường. Vì vậy, nếu mẫu tôm bị bệnh đốm trắng hoặc một số bệnh nguy hiểm khác sẽ ảnh hưởng đến toàn vùng và tốc độ lây lan sẽ nhanh hơn khi thời tiết diễn biến thất thường.

Để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại và hạn chế dịch bệnh xảy ra, đề nghị chính quyền cấp xã tiếp tục tăng cường tuyên truyền và giám sát để người nuôi chủ động phòng bệnh trong thời điểm giao mùa, có thời tiết thất thường (nắng nóng, mưa giông) trong thời gian sắp tới và không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Với tôm sú, tôm chân trắng là đối tượng sống ở đáy ao, là động vật biến nhiệt nên sau hơn 01 tháng nuôi, nền đáy ao tích tụ nhiều chất hữu cơ bởi thức ăn thừa, trong điều kiện yếm khí dễ phát sinh các loại khí ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và thường xảy ra các loại bệnh tôm đối với các diện tích nuôi chuyên canh.

Thực hiện Công văn số 563/TCTS-NTTS ngày 15/4/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông/hồ chứa và nuôi thủy sản nước ngọt (Đính kèm). Đề nghị phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế các thị xã và UBND cấp xã triển khai đến người nuôi chuẩn bị giải pháp ứng phó phù hợp, tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật để quản lý, chăm sóc thủy sản nuôi: bổ sung vitamin, khoáng vào thức ăn của cá; chuẩn bị máy bơm, sục khí, nguyên, nhiên liệu sẵn sàn để tạo dòng chảy, tăng cường ôxy, giải phóng các loại khí gây hại đến cá nuôi (như NH3, H2S,... thường được hình thành từ đáy do quá trình tích tụ chất hữu cơ trong thời gian nuôi đủ dài) nhằm hạn chế rủi ro và thiệt hại xảy ra.

Chi cục Thủy sản thông tin đến các đơn vị, các tổ chức và cá nhân để biết và thực hiện. Bản tin được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thừa Thiên Huế (TRT) vào khung giờ 18h20 tối thứ Hai (tuần thứ 4 hàng tháng); Bản tin cũng được phát thanh lúc 17h00 ngày thứ Hai trên Đài Phát thanh các xã có điểm quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày