Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.319.737
Truy câp hiện tại 14.294
Công tác xây dựng, ban hành, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thúc đẩy Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định pháp luật trong 6 tháng đầu năm
Ngày cập nhật 18/06/2021

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo dõi tình hình thi hành pháp luật của đơn vị, địa phương mình làm cơ sở tổ chức thực hiện và tiến hành tuyên truyền, phổ biến. Từ đó, đã từng bước đưa công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đi vào nề nếp, góp phần tích cực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương các cấp.

Để tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Công văn số 243/STP-XDKTVBQPPLngày 04/02/2021của Sở Tư pháp về việc hướng dẫn quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vàchủ trì soạn thảo dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68/2019/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ, Ủy ban nhân dântỉnh đã ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 20/01/2021về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; Công văn số 3062/UBND-TĐKT ngày 14/04/2021 về việc triển khai nhiệm vụ cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số B1 năm 2021; Công văn số 3503/UBND-TĐKT ngày 29/04/2021 về việchướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo (GII); Quyết định số 3248/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021; Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày 12/01/2021ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 3366/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021.

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đã ban hành Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo dõi tình hình thi hành pháp luật của đơn vị, địa phương mình làm cơ sở tổ chức thực hiện và tiến hành tuyên truyền, phổ biến. Từ đó, đã từng bước đưa công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đi vào nề nếp, góp phần tích cực cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương các cấp.

Kết quả triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả như:

a) Lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Mặc dù hiện nay Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 không quy định việc ban hành chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. Tuy nhiên, để chủ động trong công tác chỉ đạo, điều hành và tham mưu thực hiện, hàng năm HĐND, UBND tỉnh đều chỉ đạo các Sở, Ban, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và căn cứ tình hình thực tiễn quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị để lập và gửi Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh thẩm định, thẩm tra đề nghị ban hành Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật, trình Trường trực HĐND, UBND tỉnh quyết định ban hành Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm. Các đề nghị xây dựng Nghị quyết, Quyết định quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND tỉnh đều nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo. Đối với quyết định quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết, cơ quan đề xuất đã rà soát văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương và nghị quyết của HĐND cùng cấp để xác định rõ nội dung, phạm vi giao quy định cụ thể. Ngoài ra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, ngành chủ động, thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên để kịp tham mưu ban hành văn bản quy định chi tiết và tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, bật cập tham mưu UBND tỉnh kiến nghị cơ quan cấp trên sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới cho phù hợp.

Từ ngày 01/01/2021 đến 30/5/2021, 100% văn bản quy phạm pháp luật đều được tiến hành lập đề nghị trình cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, Sở Tư pháp đã tiến hành thẩm định 03dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh theo đúng quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2015);Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2020); Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtNghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành 33 Quyết định và tham mưu trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua 10 Nghị quyết.

Đối với công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, Sở Tư pháp đã tiếp nhận thẩm định 62 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tham gia góp ý 43 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trên địa bàn tỉnh và cơ quan trung ương trưng cầu ý kiến.

Nhìn chung, các văn bản đều được xây dựng và ban hành đảm bảo trình tự, thủ tục, hình thức theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2015);Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2020); Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtNghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của các văn bản đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; hình thứcphù hợp với thẩm quyền ban hành.Nhiều văn bản có tính khả thi cao và thuận lợi khi triển khai thực hiện.

- Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo Quyết định của UBND tỉnh quy định chi tiết các Luật được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10; Chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết các vấn đề được luật giao, bảo đảm chất lượng, tiến độ soạn thảo, thời hạn trình văn bản quy định chi tiết theo Quyết định này để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của các Luật và giao Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc việc thực hiện quyết định này.

Hiện nay, các đơn vị được phân công chủ trì soạn thảo đã tiến hành xây dựng dự thảo và đang tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, dự kiến trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành vào Quý IV năm 2021.

c) Công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

- Về công tác rà soát văn bản QPPL

Công tác rà soát được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, Sở Tư pháp tiến hành rà soát449văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành còn hiệu lực.

- Đã thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến lĩnh vực về xác định khu vực cấm, địa điểm cấm và danh mục bí mật Nhà nước mức độ tuyệt mật, tối mật, mật; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng Bộ đội Biên phòng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội; rà soát, đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đã ban hành Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 25/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2020, gồm 63 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ (06 Nghị quyết, 02 Chỉ thị; 55 Quyết định) và 63 văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần (08 Nghị quyết và 55 Quyết định).

Bên cạnh đó, thực hiện Công văn số 1291/BTP-KTrVB ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội;  Ủy ban nhân dân tỉnh đãchỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành rà soát và ban hành Báo cáo số 144/BC-UBND ngày 15/5/2021rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật gây vướng mắc, khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh và đời sống xã hội. Qua đó, đã đề xuấtsửa đổi, bổ sungvăn bản quy phạm pháp luật (gồm Luật, Nghị định, Thông tư) nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội.

Thực hiện Công văn số 1008/BTP-PLDSKT ngày 07/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huếđã ban hành Báo cáo139/BC-UBND ngày 07/5/2021 về rà soát nhận diện đầy đủ các tồn tại, hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ, dài hạn của đại dịch Covid-19, qua đó đã có kiến nghị, đề xuất giải pháp cụ thể.

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, ngày  26/5/2021, UBND tỉnh đã tập trung thực hiện và ban hành Báo cáo 159/BC-UBND về tình hình, kết quả 06 tháng đầu năm 2021 thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ giúp UBND cùng cấp về việc tự kiểm tra văn bản, Sở Tư pháp đã thực hiện nghiêm túc quy định về tự kiểm tra, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Sở Tư pháp đã thực hiện tự kiểm tra 32/32 Quyết định do UBND tỉnh ban hành từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2021; kiểm tra theo thẩm quyền đối với 03 văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế gửi đến. Kết quả tự kiểm tra, không phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật

Được sự ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã thành lập 02 Đoàn kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND huyện Quảng Điền và  huyện Phú Lộc ban hành. Theo đó, đã thực hiện kiểm tra 63 văn bản và đang tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo Kết luận kiểm tra đối với các đơn vị này.

Đã ban hành Báo cáo số 3977/UBND-TC ngày 14/5/2021 về giải trình kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật gửi Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đối với Quyết định số 44/2020/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về đơn giá cây trồng, vật nuôi thủy sản làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

d) Đánh giá việc cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật

Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng và ban hành đảm bảo trình tự, thủ tục, hình thức theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2015);Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (năm 2020); Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtNghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung của các văn bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; hình thứcphù hợp với thẩm quyền ban hành.Nhiều văn bản có tính khả thi cao và thuận lợi khi triển khai thực hiện đã điều chỉnh cơ bản các mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần bảo vệ quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước tại địa phương.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động, phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ quy trình, thời gian phân công xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và sự chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, đặc biệt từ khâu lập đề nghị, soạn thảo, góp ý, thẩm định và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã kịp thời rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, chủ động nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật cấp trên ban hành và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh để tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết, triển khai thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản để thay thế, sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chung.

Trần Xuân Triều
Các tin khác
Xem tin theo ngày