Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.326.627
Truy câp hiện tại 18.656
Huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 06/12/2021

Đến nay, huyện Quảng Điền đã có 10/10 xã đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 theo quy định.

Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển, nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15km. Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, trong đó có 07 xã khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển. Tổng diện tích toàn huyện có 16.288,72 ha đất tự nhiên; trong đó, đất nông nghiệp 8.152,41 ha, chiếm 50,05% ( đất sản xuất nông nghiệp 5.513,02 ha; đất lâm nghiệp 1.188,72 ha; đất nuôi trồng thủy sản 926,74 ha; đất nông nghiệp khác 523,94 ha); đất phi nông nghiệp là 7.792,47 ha, chiếm 47,84% và đất chưa sử dụng 343,83 ha, chiếm 2,11%.

Đến nay, huyện Quảng Điền đã có 10/10 xã đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định; Văn phòng Điều phối nông thôn mới Tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 theo quy định.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong những năm qua đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo hết sức quyết liệt, toàn diện, đồng bộ; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ cở và toàn dân đã hưởng ứng tham gia thực hiện chương trình. Nhận thức của phần lớn cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến tích cực. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện. Trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt qua các việc làm cụ thể như: hiến đất, vật kiến trúc, đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, cắm mốc lộ giới các tuyến đường thôn theo quy hoạch, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, xây dựng nhà văn hoá thôn,…

Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Nhiều số mô hình sản xuất mới được triển khai và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tổng mức đầu tư xã hội tăng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư nâng cấp, xây dựng, chương trình hỗ trợ xi măng đã góp phần đẩy nhanh tiến độ bê tông hóa giao thông nông thôn, hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất và dân sinh.

Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư khá đồng bộ; chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư; an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; chăm sóc y tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện cả về lượng và chất. Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng phát huy hiệu quả. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Các tuyến đường nông thôn không chỉ được bê tông hóa bề mặt, mà còn có vỉa hè, một số tuyến còn có rãnh thoát nước, hầu hết đều được bắt điện chiếu sáng ban đêm, biển báo giao thông.

Một số cơ chế, chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy để thực hiện chương trình. Đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng không dàn trãi, lựa chọn những xã có quyết tâm cao để đầu tư sớm đạt chuẩn nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, nhìn nhận một cách khách quan thì việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương trong thời gian qua vẫn còn gặp rất một số khó khăn, hạn chế: (1) Công tác tuyên truyền, vận động ở các cấp, các ngành có lúc còn thiếu thường xuyên nên nhận thức của người dân về ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của chương trình tại một số nơi còn hạn chế, xem chương trình như một dự án đầu tư xây dựng. (2) Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung chính trong chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng một số địa phương chưa quan tâm đúng mức. (3) Nguồn lực của huyện, xã và nguồn lực tự có trong nhân dân còn hạn chế nên chưa chủ động trong việc bố trí nguồn lực đầu tư, vẫn còn lệ thuộc lớn vào nguồn lực của cấp trên. (4) Công tác bảo vệ môi trường đang còn là vấn đề bức xúc ở một số địa phương, cảnh quan nông thôn chưa thực sự xanh-sạch-đẹp; ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường, rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân vẫn chưa tốt. (5) Một số vấn đề bức xúc của xã hội chậm được giải quyết như việc làm, thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng lãnh phí trong tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ hội còn diễn ra. Vai trò của một số tổ chức trong hệ thống chính trị có nơi chưa được phát huy tốt.

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu giai đoạn 2021-2025: Giai đoạn 2021-2025, huyện Quảng Điền đặt mục tiêu phấn đấu xây dựng huyện trở thành huyện nông thôn mới nâng cao; có 05 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao, 02 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chương trình:

(2) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vai trò của người đứng đầu, phải xem Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc.

(2) Tiếp tục triển khai sâu rộng và thiết thực phong trào thi đua “Quảng Điền chung sức xây dựng nông thôn mới” với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú.

(3) Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân; nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, khuyến nông, khuyến công có hiệu quả. Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực, triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cánh đồng lớn, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch...

(4) Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình; tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong việc tham gia thực hiện Chương trình.

(5) Đẩy mạnh phong trào xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đi vào chất lượng, chiều sâu, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Tiếp tục ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu; quan tâm các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh trật tự an toàn xã hội.

(6) Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án khác và nguồn vốn xã hội hóa để đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức và nhân dân đóng góp công sức, hiến đất, hiến cây… để chung sức xây dựng nông thôn mới.

(7) Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ việc duy trì nâng cao chất lượng các tiêu chí, hỗ trợ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu./.

Nguyễn Phước Thọ
Các tin khác
Xem tin theo ngày