Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.297.526
Truy câp hiện tại 1.386
Họp bàn về giải pháp nhằm ổn định và phát triển lĩnh vực Thủy sản trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 và những năm tiếp theo
Ngày cập nhật 21/03/2024

Ngày 8/3/2024, đồng chí Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Long An chủ trì cuộc họp bàn về một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển lĩnh vực Thủy sản trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thành phần tham gia cuộc họp gồm có: ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản; ông Trần Quang Nhất, Giám đốc Ban quản lý Cảng cá tỉnh; ông Trần Văn Nhân, Cảng trưởng Cảng cá Thuận An; ông Võ Giang, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản; bà Phan Thị Thu Hồng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản, ông Võ Sông Hương, Trưởng phòng HCTH Chi cục Thủy sản; ông Ngô Trung Nhật Quang, Giám đốc Trung tâm Giống; ông Hoàng Ngọc Thuận, Phó Giám đốc Trung tâm Giống; ông Tôn Thất Niệm, chuyên viên Văn phòng Sở.

Sau khi thảo luận, nghe ý kiến của các thành viên dự họp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kết luận:

1. Giao Chi cục Thủy sản

- Chủ động tham mưu lãnh đạo Sở chỉ đạo kịp thời các nội dung trọng điểm, trọng tâm về lĩnh vực thủy sản, đảm bảo phù hợp trong tình hình mới.

- Việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản là vấn đề cần quan tâm. Trong đó, cần xem xét giống loài nhằm đảm bảo đầu ra cho thị trường, phù hợp với thói quen và tập quán tiêu dùng của các địa phương. Nghiên cứu để đề xuất đặt hàng, duy trì một số loài đặc sản của địa phương.

- Quan tâm hơn đến đời sống của bà con ngư dân, tiến hành khảo sát, đánh giá các khoản nợ còn tồn đọng đối với hộ dân đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Qua đó, có các phương án đề xuất hỗ trợ phù hợp, đảm bảo sinh kế; chuyển đổi ngành nghề hợp lý, hiệu quả và phù hợp với điều kiện địa phương.

- Thực trạng các tàu đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tỉnh đang ngày càng giảm về số lượng. Vì cậy, cần nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách hợp lý, đảm bảo sinh kế cho ngư dân; Trong trường hợp duy trì đội tàu hiện tại thì cần có cơ chế, chính sách như thế nào để ổn định số lượng và chất lượng khai thác.

2. Giao Ban quản lý Cảng cá

- Phối hợp với phòng Kế hoạch, tài chính xem xét, nghiên cứu tiếp cận các nguồn vốn hợp pháp để có phương án đề xuất, tham mưu kinh phí duy trì, sửa chữa khu neo đậu tránh trú bão an toàn cho tàu đánh cá Phú Hải.

- Việc quản lý thông tin, sản lượng các đội tàu đánh bắt thủy, hải sản cần được số hóa (trên cơ sở xây dựng dần cơ sở dữ liệu) nhằm quản lý tốt, kịp thời và chủ động, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khi đa phần người dân và các đơn vị đã sử dụng điện thoại thông minh.

- Việc quản lý tài sản công tại đơn vị cần nghiên cứu và áp dụng các cơ chế, chính sách phù hợp trên tinh thần chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nếu cho các đơn vị tư nhân thuê cơ sở hạ tầng làm dịch vụ cần phải có kế hoạch chi tiết và phù hợp. Xem xét có thể xã hội hóa được toàn bộ tài sản công của Cảng hay xã hội hóa một phần, đảm bảo sử dụng các tài sản hợp lý, tránh lãng phí và đảm bảo nguồn thu.

3. Giao Trung tâm Giống

- Đối với các nhiệm vụ Sở đã đặt hàng trong năm 2024 và các năm tiếp theo, đơn vị cần nghiên cứu để xây dựng kế hoạch, lập dự toán hợp lý, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện.

- Quản lý tốt nguyên liệu, vật tư đầu vào và lựa chọn con giống để sản xuất. Xem xét ký liên kết, liên doanh với các địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo được nguồn giống tốt, phù hợp, đảm bảo công tác kiểm dịch và an toàn dịch bệnh để cung cấp cho người nuôi.

- Đối với nhiệm vụ bảo tồn giống cần xem xét chọn giống, loài cần bảo tồn, địa điểm có chọn lọc (con giống, thức ăn, vùng nuôi) và xây dựng được định mức kinh phí phù hợp để có cơ sở trình xin kinh phí.

- Đối với việc xem xét chuyển đổi mô hình hoạt động cần nghiên cứu thật kỹ, tham khảo thêm mô hình từ các đơn vị bạn dựa trên đặc thù của địa phương nhằm tránh rập khuôn, nóng vội.

4. Các Nội dung khác:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị để xử lý công việc được tốt hơn; tiếp cận công việc theo hướng sáng tạo, đổi mới, cách thức tổ chức, triển khai công việc nhanh chóng và hiệu quả.

- Việc phối hợp công việc với các đơn vị cần liên thông với nhau, chia sẻ thông tin kịp thời, đưa ra các hướng giải quyết phù hợp.

- Việc chia sẻ thông tin giữa ba đơn vị (Chi cục Thủy sản, BQL Cảng cá Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giống) cần triển khai đồng bộ trên tinh thần phục vụ công việc chung của lĩnh vực thủy sản và nhiệm vụ chung của toàn ngành.

- Cần có kế hoạch kiểm tra, khảo sát nguồn giống đầy đủ; kết hợp khoa học công nghệ để phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

- Cần ứng dụng chuyển đổi số, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý, nâng cao hiệu quả công việc, phù hợp với thực tiễn./.

TÔN THẤT NIỆM - VPS
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày