Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ

 

Thống kê truy cập
Tổng truy cập 6.335.303
Truy câp hiện tại 40
Kết quả kiểm tra mô hình Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộcChương trình Xây dựng nông thôn mới năm 2012 tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 23/01/2013

Nhằm đánh giá công tác tổ chức triển khai thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, thuộc nguồn vốn của Chương trình MTQG xây dựng NTM. Ban chỉ đạo CT-XDNTM thành lập đoàn công tác gồm một số cán bộ của Tổ giúp việc BCĐ-XDNTM, mời đại diện Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế thị xã, UBND các xã có tham gia các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất đi cùng đoàn. Qua thực tế kiểm tra các mô hình Hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2012, ở 4 huyện, thị xã có nhận xét như sau:

I. Huyện Quảng Điền:

1. Xã Quảng Phú:    Có 3 mô hình

1.1. Mô hình trồng hoa cúc:

+ Diện tích : 0,75 ha; số hộ tham gia: 20 hộ

+ Đang thời kỳ chăm bón. Do gặp đợt không khí lạnh đã làm cây chậm hình thành nụ hoa.

1.2.Mô hình trồng nấm sò:

+ Số hộ tham gia: 4 hộ

+ Đã thu hoạch 40%. Vừa qua do thời tiết lạnh, khô đã giảm một phần năng suất nấm.

1.3. Mô hình nuôi cá lồng:

- Đã thả nuôi 17 lồng. Trọng lượng bình quân 0,3kg/con. Có 2 lồng cá chết tỷ lệ 30%.

*Nhận xét 3 mô hình:

-Mô hình trồng hoa cúc không hiệu quả cao, lý do phân bổ quá nhiều hộ và địa điểm trồng hoa lại phân tán, hoa chỉ trồng ngoài luống không vào chậu nên giá bán thấp, lợi nhuận ít.

-Mô hình trồng nấm Sò, đây là mô hình mới có hiệu quả và có thể nhân rộng, bên cạnh đó HTX.NN Phú Hòa cũng đã đang làm để  nhân rộng mô hình này trong xã viên HTX.

-Việc nuôi cá lồng trên sông Bồ dân đã làm từ lâu đây không phải là mô hình mới, vẫn biết mô hình này rất hiệu quả. Không nên tiếp tục đầu tư cho những năm sau.

2. Xã Quảng Thành:  Có 2 mô hình

2.1. Mô hình gia cầm ATSH:

+ Đợt 1: Nuôi 3.000 gà/30 hộ. Hỗ trợ 3.566.000 đ/ hộ.

+ Trọng lượng đạt 1,5-1,7kg/con. Hiện nay đã xuất bán hết.

+ Đợt 2: 8 hộ.

2.2. Mô hình nuôi Ngan Pháp:

+ Đợt 1: Nuôi 480 ngan/12 hộ. Hỗ trợ 1.702.000 đ/ hộ.

+ Trọng lượng đạt 3-5kg/con. Một số hộ đã xuất bán.

+ Đợt 2: 5 hộ.

*Nhận xét:

-Với mô hình “nuôi gia cầm ATSH” không đúng với thực tế mà nên đổi tên là “nuôi gà ta thương phẩm”. Lý do: Nuôi gà nhốt trước sân nhà hay sau vườn các hộ làm chuồng trại nuôi có tính tạm bợ, không đảm bảo vệ sinh, cách ly nhà như quy định của ATSH. Mô hình này rất hiệu quả, dễ làm và có thể nhân rộng trên địa bàn xã.

-Các hộ nuôi ngan Pháp nuôi sát bên bờ sông có ảnh hưởng đến môi trường nước của sông Kim Đôi, chưa tổng kết mô hình các hộ tự xuất bán, cần xem lại cách chỉ đạo và quản lý mô hình hỗ trợ của UBND xã, ảnh hưởng đến việc nhân rộng mô hình.

3. Xã Quảng An:  Có 1 mô hình

3.1. Mô hình gia cầm ATSH:

+ Nuôi 2.200 gà/22 hộ, trọng lượng đạt 1-1,2kg/con

*Nhận xét: Cũng giống như xã Quãng Thành Với mô hình “nuôi gia cầm ATSH” không đúng với thực tế mà nên đổi tên là “nuôi gà ta thương phẩm”. Lý do: Nuôi gà nhốt trước sân nhà hay sau vườn chuồng trại nuôi không đảm bảo vệ sinh, cách ly nhà như quy định của ATSH. Mô hình này rất hiệu quả, dễ làm và có thể nhân rộng trên địa bàn xã.

4. Xã Quảng Thọ: Có 3 mô hình

4.1. Mô hình trồng hoa ly:

+ Diện tích: 0,02ha; số hộ tham gia: 4 hộ, hỗ trợ 820.000 đ/ hộ.

+ Đang thời kỳ chăm bón, có xuất hiện bệnh thối nõn (<5%) nhưng đã chỉ đạo phòng trừ. Cây bắt đầu cho nụ, bình quân 1 cây có từ 4 -5 nụ.

4.2. Mô hình trồng hoa cúc:

+ Diện tích: 0,5ha; số hộ: 20 hộ

+ Đang thời kỳ chăm bón. Cây sinh trưởng phát triển bình thường.

4.3. Mô hình trồng hành lá, cây Bia rô:

+ Diện tích: 0,25ha; số hộ: 10 hộ, hỗ trợ 2.600.000 đ/ hộ

+ Đã trồng, cây sinh trưởng phát triển tốt.

*Nhận xét:

-Mô hình trồng hoa ly trong nhà có mái che lưới, hoa phát triển tốt sẽ kịp bán trong dịp tết. Đây là vụ trồng thử nghiệm đầu tiên, có thể nhân rộng cho các vụ sau.

-Mô hình trồng hoa cúc phát triển tốt, đây là địa phương đã có truyền thống trồng hoa cúc, la nhơn… Không nên đầu tư mô hình này ở đây.

-Mô hình trồng hành lá và Bia rô cũng trồng thử đầu tiên có thể nhân rộng mô hình này đem lại thu nhập cao so với các loại rau khác đã trồng trên địa bàn.

II. Huyện Phú Vang:

1. Xã Vinh Phú:  Có 1 mô hình

- Mô hình phát triển gia trại chăn nuôi lợn F1:

+ Nuôi 60con/3 hộ. Trong đó có 54 lợn thịt; 6 lợn F1 nuôi đẻ (hộ bà Nguyễn Thị Lợi, ông Lê Bổn, bà Lê Thị Oanh). Đã nuôi hơn 1 tháng

+ Thức ăn chủ yếu: rau khoai, chuối, môn.

2. Xã Vinh Xuân: Có 1 mô hình

- Mô hình phát triển gia trại chăn nuôi lợn thịt 50 con F1, lợn nái 10 F1:

+ Nuôi 60con/2 hộ (hộ ông Nguyễn Văn Trường, bà Lê Thị Thanh)

+ Thức ăn chủ yếu: hèm bia..

3.  Xã Vinh Hà:  Có 1 mô hình

- Mô hình phát triển gia trại chăn nuôi lợn F1:

+ Nuôi 60con/2 hộ (hộ ông Nguyễn Văn Đặng, ông Tôn Thất Vinh)

+ Thức ăn chủ yếu: thức ăn tổng hợp.

*Nhận xét: Mô hình nuôi lợn thịt và lợn nái F1tại Vinh Phú, Vinh Xuân Vinh Hà đã biết đầu tư tập trung, lợn phát triển tốt, đây là những hộ có kinh nghiệm nuôi heo, có chuồng trại tốt, có vốn để đầu tư trong chăn nuôi. Theo báo cáo của hộ chăn nuôi  ở xã Vinh Phú  1 con xuất chuồng lãi 500.000 đồng. Xã Vinh Xuân lãi 1.000.000 đ/con. Xã Vinh Hà lãi 700.000đ. Mô hình có tính khả thi cao, rất hiệu quả sẽ phát triển nhân rộng trên địa bàn xã  góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

III.Thị xã Hương Thủy:

1. Xã Thủy Thanh:   Có 1 mô hình

-Mô hình nuôi gà lai thả vườn

+Thả nuôi 4.700 con; trong đó: HTX 1: 1.200 con, HTX 2: 2.000 con và 10 hộ dân 1.500 con.

+Gà phát triển tốt, chuồng trại sạch sẽ rộng rãi thoáng mát đảm bảo yêu cầu. Mô hình có khả năng nhân rộng trên địa bàn.

2. Xã Thủy Phù:   Có 1 mô hình

-Mô hình nuôi gà lai thả vườn

+Mô hình đã triển khai 50 ngày.

+Nuôi 2.100 con/14 hộ, 1 hộ 150 con, giống gà ta thương phẩm.

- Đã tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia.

- Hộ ông Võ Phước Công và bà Văn Thị Tánh gà phát triển tốt, có hiệu quả, đảm bảo được đầu ra.

3. Xã Dương Hòa:    Có 1 mô hình

 -Mô hình trồng hoa: 10 hộ

+ Cây giống được cấp thành 3 đợt:

+ Cúc Phalê: 28.000 hom để trồng chậu, cấp giống ngày 5/10/2012

+ Cúc vàng hòe (469): 29.400 hom trồng đất, cấp giống ngày 19/10/2012

+ Cúc Phalê nhiều màu: 25.930 hom trồng đất, cấp giống ngày 23/11/2012

- UBND xã đã ký hợp đồng với cán bộ kỹ thuật HTX NN Thủy Thanh I để tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho các hộ tham gia

- Đến nay, loại hoa vàng hòe (469) đã và đang cho thu hoạch, các hộ đang tiếp tục tích cực chăm sóc hoa để thu hoạch hoa chậu và phalê nhiều màu đúng Tết Nguyên đán.

*Nhận xét:

-Mô hình nuôi gà ở xã Thủy Thanh, Thủy Phù rất tốt có khả năng nhân rộng trên địa bàn

-Không nên đầu tư trồng hoa ở Dương Hòa do không có truyền thống và công lao động chăm sóc không có, do ngày công thấp so với các công việc khác, hoa phát triển kém, hiệu quả không cao, đầu ra cho sản phẩm quá khó, việc vận chuyển hóa về bán các chợ quá xa.

4. Huyện Phú Lộc:

1. Xã Vinh Hưng:  Có 1 mô hình

- Mô hình phát triển gia trại lợn giống sinh sản:

+ Nuôi 74con/11 hộ (thôn Diêm Trường có 8 hộ thả nuôi 51 con, thôn Phụng Chánh có 3 hộ thả nuôi 23 con)

+ Thời gian bắt đầu thả giống từ tháng 11/2012, trọng lượng thả nuôi đạt từ 15-20kg/con, đến nay đã đạt được trọng lượng bình quân từ 30-45kg/con, có 2 con của hộ bà Nguyễn Thị Lợi ở thôn Phụng Chánh đã phối giống. Dự kiến đàn lợn đến tháng 6/2012 sẽ sinh sản tập trung.

2. Xã Vinh Hiền:   Có 1 mô hình

- Mô hình nuôi cá lồng nước lợ:

+Đã tập huấn 3 lớp về mô hình nuôi cá lồng.

+ Số hộ tham gia: 6 hộ chia làm 2 Tổ. Tổ 1 ở thôn Hiền An 1, tổ 2 ở thôn Hiền Vân 2.

+ Thời gian thả nuôi: tháng 8 năm 2012

+ Tổng số lồng nuôi là 8 lồng/48m2  (lồng khung sắt bọc lưới)

+Tổng số cá giống thả nuôi là 1.410 con (kích cỡ 10-12cm/con) gồm các loại: cá hồng, cá mú, cá hanh, cá chèm. Mật độ nuôi 30con/m3 , 1 lồng thả nuôi khoảng 180 con.

+Cá phát triển tương đối tốt, tỷ lệ sống đạt trên 85% số lượng giống thả, trọng lượng trung bình từ 0,3-0,4kg/con.

3. Xã Vinh Mỹ:  Có 1 mô hình

- Mô hình cải tạo vườn tạp khôi phục vườn truyền thống:

+ Diện tích: 4ha; Số hộ: 30 hộ.

+ Chủng loại cây giống: cam, quýt, chanh quất, mít, mãng cầu, chuối, đu đủ.

+ Hiện nay các hộ đang tích cực dọn vườn, chặt bỏ cây tạp, kém hiệu quả kinh tế, một số hộ đã trồng được các loại cây theo đăng ký.

* Nhận xét:

-Mô hình phát triển gia trại lợn giống sinh sản ở Vinh Hưng. Đối với hộ ông Hoàng Tửu chuồng trại còn chật hẹp cần mở rộng xây dựng chuồng, hộ đã đăng ký làm hố bioga nhưng do thời tiết mưa lạnh nên chưa tiến hành được. Hộ bà Nguyễn Thị Lợi lợn sinh trưởng phát triển tốt, chuồng trại được xây dựng rộng rãi thoáng mát, tuy nhiên hộ vẫn chưa làm hố bioga để xử lý ô nhiễm.

+ Mô hình nuôi cá lồng nước lợ ở xã Vinh Hiền, cá phát triển tốt. Mô hình có khả năng nhân rộng trên địa bàn xã huyện.

+ Mô hình cải tạo vườn tạp khôi phục vườn truyền thống ở xã Vinh Mỹ  vườn hộ ông Nguyễn Khả trồng nhiều loại cây lộn xộn chưa tập trung. Hộ ông Trần Dực trồng giống mít Siêu sớm, cây sinh trưởng phát triển tốt. Ngân sách hỗ trợ cho mô hình là 75.000.000 đồng với 30 hộ tham gia, trung bình một hộ nhận được 2.500.000 đồng . Mô hình này không có tính thực tiễn và nhân rộng nên không nên đầu tư cho những năm sau.

Qua đi kiểm tra thực tế các mô hình hỗ trợ phát triến sản xuất ở xã – Có một số mô hình sản xuất được hình thành chưa tạo được sự lan tỏa, để định hướng cho nông dân tiếp cận với hình thức sản xuất mới, nhằm thay đổi tập quán sản xuất củ, thúc đẩy người dân mạnh dạng đầu tư, đổi mới tư duy tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.

Tuy vậy, việc tổ chức xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với xây dựng nông thôn mới đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, số mô hình phát triển kinh tế theo hướng  tập trung vào hàng hóa nông nghiệp chủ lực. Thành công này đã khẳng định đề án phát triển sản xuất và đặc biệt là chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực đã đi vào cuộc sống, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất của tỉnh, huyện, xã đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần cho người dân hăng say, yên tâm đầu tư phát triển kinh tế

Hỗ trợ phát triển sản xuất, đây là một trong những nội dung chủ yếu, quan trọng nhất của Chương trình, yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của mô hình, nhưng cũng là nội dung khó nhất nên được các BCĐ các cấp tập trung chỉ đạo nhất là các xã cần thảo luận, tìm tòi hướng đi, xây dựng các đề án phát triển sản xuất trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh, truyền thống sản xuất của địa phương, bám sát yêu cầu của thị trường; thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, áp dụng các tiến bộ của KHCN, để hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo thêm những ngành nghề mới, sản phẩm mới hết sức phong phú, đa dạng cho địa phương./.

 

VP Nông thôn mới
Các tin khác
Xem tin theo ngày